Nhật hoàng Akihito chính thức thoái vị
- Thứ Tư, 01 tháng Năm năm 2019 01:09
- Tác Giả: Thanh Phương
Nhật Hoàng Akihito đọc diễn văn trong lễ thoái vị, Tokyo, ngày 30/04/2019
REUTERS
Hôm nay, 30/04/2019, Nhật hoàng Akihito đã kết thúc các nghi lễ thoái vị, chính thức nhường ngôi cho hoàng thái tử Naruhito, sau 30 trị vì nước Nhật.
Đây là lần đầu tiên từ hơn hai thế kỷ, một Nhật hoàng thoái vị.
Buổi lễ hôm nay chỉ diễn ra trong 10 phút, từ 17 giờ, giờ Tokyo. Nhật hoàng Akihito đã đọc một bài diễn văn ngắn. Ông nói:
« Từ đáy lòng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến nhân dân Nhật Bản, đã chấp nhận cho tôi đóng vai trò là biểu tượng của quốc gia và đã ủng hộ tôi.».
Trước đó, vào buổi sáng, Nhật hoàng Akihito đã đến nhiều đền thờ của Hoàng cung để «thông báo » sự thoái vị.
Tuy vậy, về mặt chính thức, Akihito vẫn còn là Nhật hoàng cho đến nửa đêm nay, khi nước Nhật bước vào thời đại « Lệnh Hòa », sẽ kéo dài suốt thời gian trị vì của tân Nhật hoàng Naruhito, chính thức đăng quang ngày mai.
Trong suốt 200 năm qua, các hoàng thái tử chỉ lên nối ngôi vua cha khi một Nhật hoàng băng hà. Nhưng vào năm 2016, Nhật hoàng Akihito đã bất ngờ bày tỏ mong muốn được thoái vị, do tuổi cao sức yếu (năm nay ông 85 tuổi).
Trả lời RFI Pháp ngữ, giáo sư Trường Viễn Đông Bác Cổ INALCO Guibourg Delamotte nhận định về vai trò của Nhật hoàng Akihito:
« Nhật hoàng không được nắm vai trò chính trị nào, không được có những hành động nào mang màu sắc chính trị.
Theo hướng này, Nhật hoàng đã tỏ ra rất hoàn hảo, có nghĩa là ông không bao giờ nêu ý kiến về một dự luật, chưa bao giờ xen vào chính trường Nhật Bản.
Có một nghịch lý là Nhật hoàng tuy rất kín đáo, nhưng lại có một vai trò mang tính chính trị rất cao. Trước hết, đó là vì ông thật sự là hiện thân của quốc gia, đúng như vai trò của một Nhật hoàng.
Thần dân Nhật rất yêu mến và rất kính trọng ông. Ông luôn có những cử chỉ gần gũi với thần dân, tỏ sự cảm thông với thần dân trong những thời điểm khó khăn, đặc biệt là khi xảy ra thảm họa Fukushima. Ông đã đến thăm những người tản cư, ngồi lại trò chuyện với họ.
Đồng thời ông là một nhân vật ôn hòa, vẫn ủng hộ sự hòa giải giữa Nhật Bản với Hàn Quốc.
Ông cũng đã khẳng định mình là một nhân vật xu hướng tự do, theo đúng nghĩa của các nước anglo-saxon, tức là thiên tả hơn.
Trên bình diện chính trị, định chế, ông đã làm thay đổi vai trò và trách nhiệm của Nhật hoàng.»
Tin mới
- Facebook phản công, đóng cửa một loạt tài khoản nguy hiểm - 03/05/2019 15:50
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 02-5-2019 - 02/05/2019 21:47
- An ninh Thái Bình Dương : Nước Nhật tái võ trang là chuyện tất yếu - 02/05/2019 20:59
- HRW tố cáo Trung Quốc dùng công nghệ giám sát người Duy Ngô Nhĩ - 02/05/2019 20:42
- Mỹ : Bộ trưởng Tư Pháp điều trần trước Thượng Viện về báo cáo Mueller - 02/05/2019 15:42
- Quốc Tế Lao Động tại Pháp: Hơn 100.000 người biểu tình, 150 người bị câu lưu ở Paris - 01/05/2019 18:30
- Nhật hoàng Naruhito chính thức lên ngôi - 01/05/2019 18:21
- Triều đại « Lệnh Hòa » và những thách thức cho tân vương Naruhito - 01/05/2019 18:10
- Venezuela : Mỹ tăng sức ép nhưng Maduro vẫn kháng cự - 01/05/2019 17:11
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 01-5-2019 - 01/05/2019 16:49
Các tin khác
- Nhật Bản : Masako, một thái tử phi bất hạnh ? - 30/04/2019 19:26
- Mỹ : Joe Biden bắt đầu tranh chức ứng viên tổng thống đảng Dân Chủ - 30/04/2019 18:49
- Dùng đồng euro, ai lợi ai thiệt ? - 30/04/2019 15:47
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 30-4-2019 - 30/04/2019 14:31
- Eo biển Đài Loan: Vì sao Trung Quốc đột nhiên gây sự với Pháp - 29/04/2019 23:55
- Biển Đông: Việt Nam lặng lẽ bồi đắp các đảo ở Trường Sa - 29/04/2019 23:37
- Dân Hồng Kông rầm rộ biểu tình chống dự luật cho dẫn độ sang Hoa lục - 29/04/2019 21:12
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 29-4-2019 - 29/04/2019 20:42
- Tu sửa Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn bị kéo dài thêm 4 năm - 28/04/2019 23:49
- Mỹ chính thức cấm vận tập đoàn dầu lửa Venezuela PDVSA - 28/04/2019 23:14