Việt Nam-Vatican: Cải thiện quan hệ, nhưng chưa tái lập bang giao
- Thứ Ba, 13 tháng Mười Hai năm 2016 15:44
- Tác Giả: Thanh Phương
Giáo hoàng Phanxicô tiếp chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang ngày 23/11/2016.Reuters
Ngày 23/11/2016, đức giáo hoàng Phanxicô đã tiếp chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang tại Vatican, một bước mới trên tiến trình hai quốc gia xích lại gần nhau.
Đây là lần thứ sáu kể từ năm 2007, một lãnh đạo của Việt Nam gặp lãnh đạo Giáo hội Công giáo Hoàn vũ.
Thế nhưng, thông cáo của Tòa Thánh về cuộc gặp gỡ này vẫn chưa nhắc đến khả năng tái lập bang giao giữa Vatican với Hà Nội.
Chế độ Cộng sản Việt Nam đã cắt đứt bang giao với Vatican vào năm 1975, nhưng hai bên đã tiến tới hòa giải kể từ năm 2007 và đến năm 2009 đã lập “Nhóm làm việc chung Vatican -Việt Nam ”.
Phiên họp gần đây nhất, phiên thứ sáu, của nhóm làm việc này đã diễn ra từ ngày 24 đến 26/10 năm nay. “Nhóm làm việc chung Vatican -Việt Nam ”sẽ tiếp tục họp vào năm tới.
Đặc biệt kể từ năm 2011, Tòa Thánh có một “đại diện không thường trú” ở Việt Nam, đó là Tổng giám mục Leopoldo Girelli, sứ thần Tòa Thánh tại Singapore. Nhiều phái đoàn của Vatican cũng đã thường xuyên đến thăm và làm việc tại Việt Nam.
Các lãnh đạo cao cấp của Việt Nam trong những năm gần đây đã đến hội kiến đức giáo hoàng tại Vatican, như thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp giáo hoàng Benedicto 16 vào năm 2007.
Cũng chính giáo hoàng Benedicto đã tiếp chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết vào năm 2009, và tiếp tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng năm 2013.
Trước ông Trần Đại Quang, chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng đã hội kiến giáo hoàng Phanxicô vào tháng 03/2014.
Sau đó, nhân chuyến công du châu Âu, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã ghé qua Vatican để hội kiến giáo hoàng Phanxicô vào tháng 10/2014.
Tóm lại, chế độ Hà Nội có bốn nhân vật lãnh đạo cao cấp nhất thì giáo hoàng đều đã gặp hết.
Tuy quan hệ giữa Tòa Thánh và Hà Nội tiếp tục được cải thiện như vậy, căng thẳng vẫn tồn tại giữa chính quyền và Giáo hội Công giáo Việt Nam, chủ yếu do tranh chấp đất đai.
Ấy là chưa kể vấn đề bổ nhiệm các giám mục vẫn thường xuyên gây bất hòa giữa chính quyền Hà Nội với Tòa Thánh.
Đức Giáo hoàng Phanxicô rất chú trọng đến việc phát triển Công giáo ở châu Á ( hiện chỉ chiếm thiểu số 3% dân số ).
Từ khi được bầu làm Giáo hoàng năm 2013, Ngài đã đến các nước Hàn Quốc, Srilanka và Philippines.
Giáo hoàng Phanxicô hiện cũng đang chuẩn bị cho việc xích gần lại Trung Quốc, qua việc công nhận các giám mục do chế độ Bắc Kinh bổ nhiệm.
Nếu được Hà Nội mời, chắc là Ngài sẽ rất vui lòng đến thăm Việt Nam, một quốc gia mà người Công giáo chỉ chiếm 7%, nhưng Giáo hội có ảnh hưởng đáng kể trong xã hội.
Nhưng do hai bên chưa tái lập bang giao, một chuyến viếng thăm của lãnh đạo Giáo hội hoàn vũ vẫn là một viễn cảnh xa vời. Việt Nam hiện là một trong số 15 quốc gia mà Vatican chưa có bang giao.
Cuộc họp lần thứ 6 ( từ 24 đến 26/10/2016 ) của "Nhóm Làm Việc chung Việt Nam – Vatican" dường như vẫn chưa đạt kết quả nào mang tính đột phá.
Thông báo của Tòa Thánh chỉ cho biết hai bên đã “ trao đổi sâu rộng quan điểm về quan hệ giữa Việt Nam và Tòa Thánh, kể cả những vấn đề liên quan đến Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam”.
Hai bên cũng đã “nhìn nhận sự tiến bộ trong quan hệ Việt Nam - Tòa Thánh”, trong đó có việc “ trao đổi các phái đoàn cấp cao, và những cuộc viếng thăm thường xuyên tại Việt Nam của Đại diện Tòa Thánh và Đặc Phái Viên không thường trú, Đức TGM Leopoldo Girelli”.
Thông báo cũng Tòa Thánh cũng nhắc lại rằng giáo hoàng Phanxicô rất quan tâm đến sự phát triển các quan hệ giữa Việt Nam và Tòa Thánh, hàm ý rằng Ngài rất muốn hai bên tiến tới bình thường hóa.
Trả lời RFI Việt ngữ ngày 05/12 vừa qua, giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp, chủ tịch Uỷ ban Công lý và Hòa bình của Hội đồng Giám mục Việt Nam, cũng cho biết là hiện chưa thông tin gì mới về quan hệ Vatican - Việt Nam sau cuộc gặp gỡ giữa giữa giáo hoàng Phanxicô với chủ tịch nước Trần Đại Quang.
Đức cha Hợp tuy vậy ghi nhận một điểm tích cực là Đại diện không thường trú của Tòa Thánh ở Việt Nam, Tổng giám mục Leopoldo Girelli trong thời gian qua đã được đi nhiều nơi ở Việt Nam, giúp Vatican nắm rõ hơn tình hình hiện nay.
Related news items:
Tin mới
- Liên minh quốc tế tiêu diệt thêm ba lãnh đạo của Daech - 14/12/2016 23:44
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 14-12-2016 - 14/12/2016 23:36
- Tài phiệt bạn tổng thống Nga đứng đầu ngoại giao Mỹ - 14/12/2016 19:47
- Châu Âu đồng ý nâng trần thuế hải quan chống bán phá giá - 14/12/2016 19:18
- « Liệu Trung/Mỹ hướng tới chiến tranh lạnh ? » - 14/12/2016 18:05
- Nhịp Cầu Thế Giới : kết nối người Việt tại Hungary và trên thế giới - 14/12/2016 17:34
- Ngoại trưởng Mỹ, sự chọn lựa khó khăn nhất của ông Trump - 13/12/2016 22:37
- Quân đội Syria thông báo chiếm lại toàn bộ thành phố Aleppo - 13/12/2016 22:17
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 13-12-2016 - 13/12/2016 19:11
- Khả năng Trung Quốc gây sự ở Biển Đông và Đài Loan để dọa Donald Trump - 13/12/2016 15:53
Các tin khác
- Chuyên gia Pháp: Mỹ sắp mất quyền kiểm soát Thái Bình Dương - 12/12/2016 19:16
- Tân tổng thư ký Liên Hiệp Quốc tuyên thệ nhậm chức - 12/12/2016 19:04
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 12-12-2016 - 12/12/2016 17:58
- Mỹ: D.Trump đe dọa không thừa nhận nguyên tắc một nước Trung Hoa - 12/12/2016 16:59
- Khủng bố tại Ai Cập: Nổ bom trong lễ Chuá Nhật, 25 người chết - 12/12/2016 00:34
- Syria: Hơn 150 xe chở dầu ISIS bị phi cơ Mỹ tiêu diệt - 11/12/2016 20:54
- Nổ bom tại Thổ Nhĩ Kỳ, hơn 30 người thiệt mạng - 11/12/2016 19:49
- Quốc Hội Mỹ thông qua ngân sách quốc phòng $618.7 tỷ - 11/12/2016 00:13
- Hơn 1,000 lực sĩ Nga bị cáo buộc liên hệ đến doping có tổ chức - 11/12/2016 00:02
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 10-12-2016 - 10/12/2016 16:10