• Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase
lỗi
  • Error loading module User 'saigonec_sgenew' has exceeded the 'max_questions' resource (current value: 1) SQL=SELECT m.id, m.title, m.module, m.position, m.content, m.showtitle, m.params, mm.menuid FROM sge_modules AS m LEFT JOIN sge_modules_menu AS mm ON mm.moduleid = m.id LEFT JOIN sge_extensions AS e ON e.element = m.module AND e.client_id = m.client_id WHERE m.published = 1 AND e.enabled = 1 AND (m.publish_up = '0000-00-00 00:00:00' OR m.publish_up <= '2025-01-08 17:25:24') AND (m.publish_down = '0000-00-00 00:00:00' OR m.publish_down >= '2025-01-08 17:25:24') AND m.access IN (1,1) AND m.client_id = 0 AND (mm.menuid = 133 OR mm.menuid <= 0) AND m.language IN ('vi-VN','*') ORDER BY m.position, m.ordering

Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 11-04-2016

Miến Điện : Đặc khu kinh tế do Thái Lan đầu tư gây tranh cãi

Miendịen

Các cơ sở hạ tầng của Miến Điện vẫn còn trong tình trạng hoang sơ. Ảnh: Một cầu cảng tạm cho khu công nghiệp Dawei gần biên giới với Thái Lan.
REUTERS/Khettiya Jittapong

Nằm trọn trong vùng còn được bảo tồn miền nam Miến Điện, một vùng kinh tế đặc biệt đang được hai chính phủ Miến Điện và Thái Lan lên kế hoạch.

Trong số ra ngày 10 và 11/04/2016, đặc phái viên nhật báo Le Monde ghi lại những thay đổi trong tương lai của vùng đất thanh bình và tiếng nói của người dân ở những ngôi làng sẽ chìm dưới dòng nước của con đập.

Theo bài viết, dự án công nghiệp sẽ được xây ở phía bắc Dawei, trong khu rừng rậm miền nam Miến Điện.
Con đập mới sẽ nhấn chìm nhiều ngôi làng trong vùng, song điều kiện di chuyển dân cư được hứa hẹn trước đó vẫn còn rất mù mờ.

Con đập mà người dân trong vùng lo ngại được xây dựng để cung cấp nước ngọt cho khu vực kinh tế đặc biệt, trải dài trên diện tích 204 km2, gồm một cảng nước sâu trên biển Andaman, một nhà máy hóa dầu, một nhà máy nhiệt điện và nhà máy lọc dầu, một nhà máy luyện thép, một tuyến đường sắt.
 Đây sẽ là dự án công nghiệp lớn nhất Đông Nam Á với trị giá từ 8 đến nhiều chục tỉ đô la.

Thế nhưng, quy mô của công trình là mối đe dọa cho cuộc sống của người dân địa phương. Theo Hiệp Hội vì Phát Triển Dawei (DDA), một tổ chức phi chính phủ gồm các nhà hoạt động vì môi trường địa phương, « từ 20 đến 36 làng có thể bị dự án công nghiệp mới ảnh hưởng trực tiếp. Từ 4.384 đến 7.807 hộ gia đình, tương đương với khoảng 22.000 đến 43.000 người, sẽ bị liên quan ».

Theo tác giả bài viết, dự án mới chủ yếu mang lợi cho Thái Lan, vì thành phố Dawei cách cố đô Rangun khoảng 630 km, nhưng chỉ cách Bangkok có 280 km.
 Nhờ dự án này, Thái Lan sẽ có đường dẫn trực tiếp ra Ấn Độ Dương và biển Andaman, thay vì phải đi vòng qua vịnh Malacca.

Dự án khu công nghiệp này từng bị giậm chân tại chỗ. Năm 2012, chính phủ Miến Điện đã hủy văn bản nhượng quyền với công ty Ithalthai, được ký kết hai năm trước đó với Myanmar Port Authority.

Năm 2013, dự án lại được xem xét lại. Chính phủ Miến Điện và Thái Lan trực tiếp ký một bản thỏa thuận song phương để cùng xây dựng một vùng phát triển kinh tế đặc biệt tại Dawei.

Năm 2015, Nhật Bản trở thành một bên trong dự án song hiện vẫn chưa rõ vai trò của quốc gia Đông Á này.
Hiện « giai đoạn một » của dự an đã được tiến hành và chỉ trong phạm vi 25 km2, nhằm xây dựng nhà ở cho khoảng 370.000 cán bộ và nhân viên.

Tháng 10/2015, một nhà quản lý dự án thừa nhận khó khăn chính nằm ở việc « lấy được lòng tin » của dân làng. Thế nhưng, ông nói sẽ có việc làm cho tất cả mọi người.
Song khó khăn lại ở điểm « học vấn của người dân ở khu vực này không cao, và sẽ không có đủ trình độ tay nghề cần thiết », theo nhận xét của một nhà sư tham gia bảo vệ quyền lợi của người dân.

Liệu chính phủ mới nhậm chức từ ngày 01/04/2016 có lắng nghe ý kiến và lo ngại của người dân địa phương hay không ?
Một người dân địa phương cho rằng dự án công nghiệp Thái Lan-Miến Điện chỉ có lợi cho người giầu, chứ không giành cho người nghèo.

Hiện Miến Điện là một trong những nước nghèo nhất thế giới, với thu nhập bình quân tính theo đầu người là 1.492 euro/năm. 70% trên tổng số 51 triệu người vẫn sống ở nông thôn.

Công ty bình phong, nơi giữ tiền để tránh chia tài sản khi ly hôn

Hồ sơ Panama vẫn là chủ đề được các nhật báo Pháp khai thác dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Theo Le Monde, nhật báo duy nhất của Pháp Nhật tham gia điều tra, « Parama Papers » còn tiết lộ các công ty bình phong là nơi giữ tiền của nhiều nhà tỉ phú đề phòng trường hợp ly hôn.

Khách hàng tỉ phú cầu viện đến văn phòng luật sư Mossack Fonseca để lập công ty bình phong thường là nam giới.
1% giới tỉ phú lập « quỹ đen » để giữ tiền tránh trường hợp phải chia tài sản trong trường hợp ly hôn.

Le Monde nêu một vài trường hợp khách hàng Thái Lan, Hà Lan, Peru… để tránh những « hậu quả khó lường trong trường hợp ly hôn ».
 Thế nhưng, luật pháp quy định các nhà cung cấp mọi dịch vụ bình phong nhằm cố ý che giấu tài sản của một người để vợ/chồng không biết, sẽ bị truy tố trước pháp luật.

Tiết lộ của « Panama Papers » về những trường hợp này cũng cho thấy « cuộc chiến không thương tiếc » của những cặp vợ chồng từng đầu gối tay ấp, theo nhận xét của nữ ca sĩ Michelle Young người Anh và bà khẳng định : « Nếu bạn không có tiền để tự bảo vệ mình, thì bạn chết ».

Trường hợp của vợ chồng đô đốc Antonio Ibarcena Amico, một người bạn của cựu tổng thống Peru Alberto Fujimori, lại ngược lại.
Chính người vợ của đô đốc là người giấu tiền thông qua công ty bình phong.

Những khoản tiền tham nhũng và biển thủ từ các hợp đồng buôn bán vũ khí đã được chuyển vào một công ty bình phong do văn phòng luật sư Panama thành lập, thông qua các hoạt động đầu tư bất động sản và được chuyển sang công ty của Marcela Dworzak, vợ đô đốc Antonio Ibarcena Amico.

Hiện bà sống tại tại Chilê và chưa từng quay trở lại Peru. Các luật sư của bà Marcela Dworzak khẳng định bà không muốn người chồng biết khối tài sản bà đang sở hữu.

Nhật báo Le Figaro lại quan tâm tới trường hợp ngân hàng Société Générale của Pháp, một trong số các khách hàng lớn nhất của văn phòng Mossack Fonseca.
Bài viết trên chuyên trang « Kinh tế » cho biết ngân hàng đã bị khám soát ngay ngày 05/04, song thông tin mới chỉ được tiết lộ trên báo Journal du Dimanche ngày 10/04.

Trước đó, ngày 07/04, tổng giám đốc ngân hàng Frédéric Oudéa vẫn bác bỏ mọi cáo buộc khi tuyên bố :
« Chúng tôi chỉ còn vài chục công ty offshore do chính khách hàng làm việc trực tiếp với văn phòng luật sư. Tất cả các công ty này, không trừ trường hợp ngoại lệ nào, đều tồn tại một cách minh bạch với mọi cơ quan thuế khóa ».

Thủ tướng Anh trong thế yếu vì « Panama Papers »

Vẫn liên quan tới vụ Panama Papers, song tại Anh, nhật báo công giáo La Croix nhận định thủ tướng « David Cameron trong thế yếu vì vụ Panama Papers ».

Bốn ngày sau tiết lộ hồ sơ Panama, thủ tướng Anh buộc phải thừa nhận từng có cổ phiếu trong công ty bình phong của người cha quá cố và đã bán chúng với giá 21.000 euro vào tháng 01/2010 trước khi trở thành thủ tướng Anh và đã kê khai với cơ quan thuế.

Mọi việc có vẻ minh bạch, song ông David Cameron dường như vẫn lảng tránh trả lời công luận về nguồn gốc khoản tiền của công ty cha mình.

Dù thủ tướng quyết định sẽ không từ chức, song ngày 08/04, đã có một nhóm người biểu tình trước cửa nhà riêng đòi ông từ chức.
Một cuộc thăm dò cho thấy tỉ lệ người ủng hộ ông giảm xuống rõ rệt, ở mức thấp nhất từ tháng 07/2013. Đây là thông tin được cả La Croix và Les Echos đăng tải.

Nhật báo kinh tế Les Echos nhận xét tai tiếng « « Panama Papers » đã khiến Camaron mất tín nhiệm và những người ủng hộ « Brexit » rục rịch chuẩn bị ».
Vụ tai tiếng đến không đúng lúc với thủ tướng Anh khi chỉ còn 76 ngày nữa sẽ diễn ra cuộc chưng cầu dân ý về tương lai của Anh Quốc tại Liên Hiệp Châu Âu.

Trong cuộc vận động về chủ đề này tại Devon, một sinh viên địa phương đã phản ứng lại khi chất vấn thủ tưởng : « Liên Hiệp Châu Âu làm thế nào để chống lại tình trạng trốn thuế, một chủ đề là chính ông từng bị dính vào ? »

Les Echos trích phân tích của The Economist dự đoán rằng tai tiếng thuế khóa sẽ còn gây hệ quả nặng nề hơn cho chiến dịch ủng hộ ở lại Liên Hiệp Châu Âu cũng như cho chính bản thân thủ tướng Cameron.

Luân Đôn cũng là nữ hoàng của các « thiên đường ngân hàng »

Nhật báo kinh tế Les Echos nhận định nữ hoàng Elisabeth II là người đứng đầu của khoảng 12 thiên đường bí hiểm, như đảo Caiman, Virgin, Montserrat, Turks và Caicos, Anguilla…, chỉ cách Luân Đôn chừng 20 phút đi máy bay, hay xa hơn là Gibraltar.

Còn Paris tỏ ra khoan dung với Monaco và Washington thì lại thả lỏng Delaware.
Những lãnh thổ này, dù nhỏ, nhưng lại là những át chủ bài quan trọng của ngành tài chính offshore.
 

Một nửa các công ty được nêu trong vụ « Panama Papers » đều có trụ sở tại những hòn đảo thuộc Anh. Và Anh Quốc, hay những vùng trực thuộc, cũng là nơi được các đơn vị trung gian, như văn phòng luật Panama Mossack Fonseca, ưa chuộng, chỉ đứng sau Hồng Kông.

Nhiều địa danh trên không bị liệt trong các danh sách « không hợp tác », do đã có một số tiến bộ trong việc trao đổi thông tin và hữa nêu danh những người thụ hưởng khách hàng của họ. Nhưng theo nhận định của một số chuyên gia, những tiến bộ này vẫn còn quá khiêm tốn.

Hiện nay, các vùng thuộc chủ quyền của Anh tại châu Âu như Jersey, Guernesey, đảo Man đã trở thành « bán minh bạch », trong khi đó vùng Caribe vẫn hoàn toàn « bí ẩn ».
Tổ chức OCDE thì lại tin tưởng vào những lời cam kết của những vùng đất này, vì đối với họ, những nhà vô địch thế giới về thiếu minh bạch là Panama và đảo Nauru.

« Đêm trắng » của giới trẻ Pháp phản đối dự luật lao động El Khomri

Tít lớn trên trang nhất các báo Pháp sáng nay khá dàn trải.
Les Echos và Le Monde tập trung vào tình hình trong nước lần lượt qua các tít : « Kế hoạch của Valls để hạ nhiệt căng thẳng với giới trẻ » và « Đêm trắng, cánh tả của những người nổi giận chống lại đảng Xã Hội ».

Trước làn sóng phản đối của sinh viên-học sinh về dự luật cải cách luật lao động, chính phủ Pháp hôm nay sẽ tiếp đại diện các tổ chức sinh viên-học sinh với sự có mặt của các bộ trưởng Giáo Dục, Lao Động  và Thanh Niên.

Nhiều biện pháp cần được tranh luận, nhất là việc kéo dài các chương trình trợ cấp sau khi đã có bằng cấp để hỗ trợ tìm kiếm việc làm.
Le Monde thì quan tâm đến một hình thức đấu tranh khác của giới trẻ. « Đêm Trắng » đang lan rộng khắp cả nước.

Phong trào này phát sinh từ làn sóng phản đối dự luật El Khomri, và từ chối mọi khuôn khổ định chế. Làn sóng này cực kỳ chống lại đảng Xã Hội và có hình thức đấu tranh gần giống như phong trào "Những người phẫn nộ - Les Indignés » của Tây Ban Nha.

Những Molenbeek của Pháp

Liên quan đến cuộc điều tra các vụ khủng bố tại Bỉ và Pháp, Libération trên trang nhất cho biết : « Có bằng chứng cho thấy các chỉ thị đến từ Syria ».
 Bên cạnh đó, nhật báo còn có bài điều tra dài về « Saint-Denis, Lunel, Roubaix : Những ‘Molenbeek’ của Pháp ».

Chống khủng bố cũng là đề tài chính được Le Figaro quan tâm : « Bị đánh vào đầu não, tổ chức Nhà nước Hồi Giáo thoái lui ».
Các chiến dịch oanh kích chống lại Daech bắt đầu có kết quả.
Nhiều thủ lĩnh của tổ chức khủng bố này đã bị giết và việc giải phóng thành phố Palmyra còn tượng trưng cho sự suy yếu của quân thánh chiến trên địa bàn.

Di tích chủ nghĩa cộng sản giúp phát triển du lịch

Thăm điện Ceaucescu tại Rumani, qua đêm tại nhà tù Karosta ở Lettonie, ăn trưa trong bunker bên bờ biển Albanie, những di sản của chế độ độc tài tại đông nam Âu ngày càng thu hút khách du lịch.

Nhật báo Le Figaro đưa du khách một vòng quanh những khu vực trại giam của các nước thuộc Liên Xô cũ.
Theo phân tích của giáo sư John Lennon điều hành trung tâm Moffat thuộc đại học Glasgow Caledonian, lý do thành công của loại hình du lịch này là do các nước Xô Viết cũ khép kín trong nhiều thập kỷ và bị cô lập hoàn toàn.
Ngay thời kỳ đó, những bí mật, những việc làm luôn được giấu kín đã kích thích sự tò mò của các nước bên ngoài.

30 năm sau khi Bức tường Berlin sụp đổ, hiện vẫn còn những tòa nhà lớn, những bức tượng khổng lồ, những biểu tượng của chế độ, một vài địa điểm từng là nơi reo rắc sợ hãi, trong đó có các nhà tù và nơi tra tấn…
Mọi công trình này là bằng chứng của một chế độ chuyên chế và khiến du khách muốn trải nghiệm một lần.

Switch mode views: