Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Đường sắt Thái Lan biến thành đấu trường Nhật-Trung

Chine Thailande



Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường ( trái) và thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha tại Bangkok ngày 19/12/2014. Trung Quốc bị cho là muốn lợi dụng lúc quan hệ Mỹ Thái căng thẳng sau cuộc đảo chánh tháng 05/2014, để lôi kéo một đồng minh kỳ cựu của Mỹ.
REUTERS/Pornchai Kittiwongsakul/Pool

Sự cạnh tranh chiến lược giữa Nhật Bản và Trung Quốc ở châu Á không chỉ biểu hiện qua các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Hoa Đông, mà còn được thấy trong kế hoạch cho các đường sắt ngang dọc đất nước Thái Lan, và nối hệ thống này với mạng lưới đường sắt toàn vùng Đông Dương.

Cả hai tuyến đường được lên kế hoạch sẽ chủ yếu phục vụ việc chuyển vận hàng hóa.

Tuyến đường do Trung Quốc hậu thuẫn sẽ xẻ dọc bắc-nam, từ cảng nước sâu chính của Thái Lan tại Rayong đến biên giới Lào ở Nong Khai, với một nhánh riêng nối với Bangkok.

Tuyến do Nhật Bản đề xuất thì sẽ xuyên ngang Thái Lan từ Đông sang Tây, kết nối Bangkok đến các thị trấn biên giới gần sát các thành phố Siem Reap ở Cam Bốt và Dawei ở Miến Điện.

Dawei là địa điểm dự trù để thành lập một khu công nghiệp lớn và hải cảng nước sâu do ba chính phủ Nhật Bản, Thái Lan và Miến Điện hỗ trợ.

Ngoài hai dự án đường sắt, Trung Quốc và Nhật Bản cũng đều quan tâm đến việc phát triển các tuyến đường xe lửa bổ sung, bao gồm cả tuyến đường sắt cao tốc chuyên chở hành khách.

Theo giới quan sát, bên cạnh nhu cấp quả là cấp thiết của nước chủ nhà Thái Lan, các dự án trên đây còn phản ánh thế công khai tranh giành ảnh hưởng kinh tế của hai cường quốc Nhật Trung tại vùng Đông Nam Á, cho dù động cơ cụ thể không giống nhau.

Đối với Trung Quốc, họ đang đẩy mạnh nỗ lực tăng cường ảnh hưởng kinh tế của mình trong khu vực Đông Nam Á.
Bên cạnh đó, Bắc Kinh cũng tỏ ra nhiệt tình ủng hộ chính phủ quân sự mới của Thái Lan, lên nắm quyền sau cuộc đảo chính ngày 22/05/2014.

Ai cũng thấy rõ ý đồ của Trung Quốc là muốn lợi dụng lúc quan hệ Mỹ Thái căng thẳng sau cuộc đảo chánh, để gia tăng tầm khống chế của mình trên một đồng minh kỳ cựu của Hoa Kỳ.

Về phần Nhật Bản, nước này tìm cách duy trì ảnh hưởng kinh tế lâu đời của mình trong khu vực Đông Nam Á.
 Tokyo vẫn là nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài hàng đầu tại 10 thành viên ASEAN, và ngày càng dựa vào khu vực trong tư cách cơ sở sản xuất hàng Nhật.
Thái Lan là nước có vị trí quan trọng trong lãnh vực này.

Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng quan tâm đặc biệt đến việc phát huy quyền lực mềm của mình trong ASEAN, thông qua kinh tế.
Nhu cầu này lại ngày càng trở nên cấp thiết với sự nổi lên của Trung Quốc trong tư cách là động lực kinh tế và quân sự hàng đầu châu Á.

Vấn đề là khối ASEAN có biên giới chung với Trung Quốc, trong lúc Bắc Kinh đã thúc đẩy các con cờ của mình tại Cam Bốt, Lào và Miến Điện.
Trong bối cảnh đó, Tokyo cần phải bám chắc Thái Lan.


Switch mode views: