Chính quyền quân sự Thái chưa tỏ thiện chí hòa bình ở miền Nam
- Thứ Bảy, 13 tháng Chín năm 2014 17:38
- Tác Giả: Thanh Phương
Tướng Prayuth Chan-ocha vẫn chưa mở lại hòa đàm với các nhóm phiến quân - REUTERS /Chaiwat Subprasom
Hai ngày sau cuộc đảo chính quân sự ngày 22/05/2014, một loạt các vụ khủng bố bằng bom đã khiến nhiều người chết và bị thương ở Pattani, miền Nam Thái Lan.
Có vẻ như quân phiến loạn ở vùng này muốn nhắc nhở chính quyền quân sự Bangkok về thực tế của cuộc xung đột, mà từ năm 2004 cho đến nay, đã khiến hơn 6.100 người chết, gồm cả người Phật giáo lẫn Hồi giáo.
Trong một vùng mà từ nhiều năm qua sống trong tình trạng khẩn cấp, bất cứ nghi can nào cũng có thể bị giam đến hơn 5 tuần cho dù không bị buộc tội gì.
Đây là điều mà các tổ chức bảo vệ nhân quyền vẫn lên án, thế nhưng chính quyền quân sự Thái Lan vẫn duy trì cách hành xử này.
Từ ngày 22/05/2014 cho đến nay, vẫn có rất nhiều người bị bắt giữ ở vùng này, như thừa nhận của phát ngôn viên bộ chỉ huy đơn vị đặc trách an ninh nội địa của quân đội Thái Lan với hãng tin AFP.
Lãnh đạo chế độ quân phiệt, tướng Prayuth Chan-O-Cha đã từng tuyên bố muốn tái lập hòa bình ở miền Nam Thái Lan, khởi động lại các cuộc hòa đàm với các nhóm phiến quân. Nhưng cho tới nay, chưa có nhóm nào tỏ ý muốn trở lại bàn đàm phán.
Vùng có đa số dân Hồi giáo này trước đây thuộc Malaysia, nhưng đã bị sát nhập vào Thái Lan vào đầu thế kỷ XX.
Tại đây, chính quyền của Thái Lan, mà đa số dân theo Phật giáo, đã thi hành chính sách đồng hóa người bản địa Hồi giáo bằng những hình thức cưỡng ép hoặc mua chuộc.
Từ nhiều năm qua, các nhóm phiến quân vẫn chiến đấu với mục tiêu giành quyền tự trị cho miền Nam Hồi giáo.
Vào năm 2003, chính quyền quân sự Thái Lan đã tiến hành nhiều đợt thương lượng với một số đại diện phiến quân Hồi giáo, nhưng các cuộc đàm phán này đã thất bại.
Hôm thứ sáu vừa qua, tướng Prayuth vừa cho biết là Malaysia đã chấp nhận tiếp tục đóng vai trò trung gian cho tiến trình hòa bình ở miền Nam Thái Lan. Nhưng các nhà hoạt động nhân quyền ở vùng này không tin lời của lãnh đạo chế độ quân sự ở Bangkok.
Thành viên một hiệp hội chuyên trợ giúp pháp lý cho những người bị câu lưu ở miền Nam cho hãng tin AFP biết dân làng tại đây tiếp tục bị sách nhiễu và bắt bớ, cho thấy tình hình nhân quyền càng thêm tồi tệ, khiến không còn mấy ai tin vào thiện chí hòa bình của chính quyền quân sự.
Mới đây, ngày 20/08 vừa qua, một thiếu niên 14 tuổi đã thiệt mạng vì bị một binh lính Thái Lan bắn nhầm.
Thủ phạm đã tìm cách che giấu tội ác bằng cách đặt vào tay nạn nhân một khẩu súng.
Chính quyền Thái Lan lúc đó đã làm rùm beng về vụ truy tố binh lính nói trên, có lẻ nhằm chứng tỏ là kể từ nay họ sẽ không dung thứ những hành động như vậy.
Nhưng AFP đưa ra ví dụ một sinh viên bị cảnh sát bắt ngày 26/07 vừa qua vì bị nghi đặt một quả bom tự tạo ở Pattani, thủ phủ của một trong ba tỉnh miền Nam Thái Lan. Anh không hiểu vì sao mình lại nằm trong danh sách các nghi can.
Gần hai tuần sau, sinh viên này được thả ra mà chẳng hề bị buộc tội và cũng chẳng được cảnh sát xin lỗi.
Tin mới
- Phạm Chí Dũng: Mỹ sẽ không vồ vập như Việt Nam tưởng tượng - 08/10/2014 18:59
- Thiên An Môn tại Hồng Kông? - 02/10/2014 00:06
- Hồng Kông : Một thế hệ mới khẳng định bản sắc - 30/09/2014 15:28
- Thổ Nhĩ Kỳ có thể gia nhập liên minh chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo - 28/09/2014 23:39
- Pháp không loại trừ khả năng can thiệp vào Syria - 27/09/2014 17:48
- Trung Quốc hưởng lợi nếu tham gia cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo - 25/09/2014 20:18
- Vũ khí Việt Nam đủ sức răn đe Trung Quốc hay không ? - 23/09/2014 20:32
- Khí đốt: Châu Âu khổ công tìm kế phá vòng lệ thuộc Nga - 23/09/2014 00:41
- Ba đại cường "dân tộc chủ nghĩa" nhào nặn cục diện châu Á. - 19/09/2014 19:24
- Ấn Độ đi nước cờ Biển Đông để chiếu tướng Trung Quốc - 18/09/2014 19:56
Các tin khác
- Tây phương rốt cuộc chọn giải pháp quân sự chống Nhà nước Hồi giáo - 11/09/2014 22:11
- Du lịch Trung Quốc giá rẻ viếng tượng «Bác» Đặng Tiểu Bình ? - 10/09/2014 18:34
- Giữa Nga và Trung Quốc, Mông Cổ chọn Washington - 05/09/2014 20:46
- Thận trọng trước các cuộc khủng hoảng : Điểm mạnh hay điểm yếu của Obama - 02/09/2014 19:27
- Nga có chính sách châu Á hay không ? - 28/08/2014 20:54
- Việt Nam : Phát huy du lịch nội địa để bớt lệ thuộc Trung Quốc - 26/08/2014 00:15
- Trung Quốc đang làm giới đầu tư ngoại quốc hãi sợ ? - 19/08/2014 02:31
- Mỹ và Úc tiến tới hợp tác quân sự chặt chẽ - 11/08/2014 23:33
- Tại ARF : Mỹ tiếp tục gây sức ép với Trung Quốc trong hồ sơ Biển Đông - 08/08/2014 21:46
- Cuộc chiến chống tham nhũng cho phép cánh Tập Cận Bình củng cố quyền lực tại Trung Quốc - 06/08/2014 18:34