Tập đoàn Trung Quốc Hoa Vi đặc biệt khiến châu Âu lo ngại.
- Thứ Sáu, 15 tháng Hai năm 2019 23:32
- Tác Giả: Mai Vân
REUTERS/Dado Ruvic/Illustration
Nghị Viện Châu Âu vào hôm qua, 14/02/2019, đã bật đèn xanh cho việc thiết lập một hệ thống giám sát đầu tư nước ngoài vào châu Âu, đặc biệt trong các lãnh vực chiến lược.
Văn kiện được thông qua với 500 phiếu thuận và 49 phiếu chống, thể hiện nỗi lo ngại ngày càng cao trước hiện tượng các tập đoàn ngoại quốc, nhất là của Trung Quốc, ra sức thâu tóm các công ty của châu Âu trong những lãnh vực chiến lược.
Thông tín viên Quentin Dickinson, tại Bruxelles giải thích :
Song song với hoạt động gián điệp kinh tế truyền thống, còn có một phương thức hợp pháp hơn và khó đối phó trong việc chiếm hữu bí mật công nghiệp của nước khác : đó là mua lại công ty của đối thủ.
Nhưng ở cấp cao hơn, tức chính sách kinh tế của các Nhà nước, các khoản đầu tư trực tiếp hay gián tiếp vào một lãnh vực đầy lợi nhuận nào đó của nước khác, có thể đi xa hơn và làm mất quyền tự chủ kinh tế của quốc gia đó.
Do đó, để tránh bị « nội ứng » thông qua các con ngựa thành Troie do Trung Quốc, Ấn Độ, Nga hay Mỹ cài vào, châu Âu vừa thiết lập một hệ thống giám sát và thông tin chung, để hỗ trợ thêm cho các cơ chế thanh lọc có sẵn ở 14 trên 28 thành viên Liên Hiệp Châu Âu.
Được thông qua với đa số áp đảo, 500 phiếu thuận và chỉ có vỏn vẹn 49 phiếu chống, văn kiện đề nghị các quốc gia cung cấp thông tin về đầu tư nước ngoài sắp đến, nếu có liên quan đến trật tự hay an ninh công cộng.
Có điều ảnh hưởng của văn kiện này cũng sẽ chỉ giới hạn vì quyền quyết định tối hậu cho đầu tư hay không vẫn thuộc về mỗi quốc gia.
Tuy nhiên, đối với nghị sĩ cánh hữu Franck Proust, báo cáo viên của văn kiện này, thì việc các quy định được thông qua là một tiến bộ lớn :
Vấn đề rất đơn giản là nâng cao cảnh giác, chú ý đến những khoản đầu tư kỳ quặc, tức là không theo một lôgíc kinh tế mà là một lô gíc chính trị.
Theo các quy định mới, những lãnh vực cần giám sát đi từ ngành thông minh nhân tạo, robot, viễn thông, cho đến năng lượng, truyền thông, nước, y tế, hay an ninh lương thực…
Tin mới
- Tổng thống Nga - Pháp điện đàm về Syria - 18/02/2019 17:16
- Chủ tịch Kim Jong Un thăm chính thức Việt Nam ngày 25/02 - 18/02/2019 16:56
- Venezuela : Ông Nicolas Maduro dự định triển khai quân ở biên giới Colombia - 17/02/2019 05:22
- Hội nghị an ninh Munich mổ xẻ vai trò châu Âu - 17/02/2019 05:11
- Pháp - Ý giảm căng thẳng ngoại giao - 17/02/2019 05:03
- Hồi 14 của Áo Vàng : 56% người dân Pháp muốn phong trào chấm dứt - 16/02/2019 22:32
- NT Mỹ hy vọng Thượng Đỉnh Hà Nội bàn về tuyên bố kết thúc chiến tranh - 16/02/2019 00:34
- Đàm phán thương mại Mỹ-Trung : Tập Cận Bình nói đến "tiến bộ" - 16/02/2019 00:15
- Mỹ hô hào đồng minh và đối tác can dự vào Biển Đông, Bắc Kinh tức tối - 15/02/2019 23:58
- Ngoại trưởng Venezuela bí mật gặp chính quyền Mỹ - 15/02/2019 23:41
Các tin khác
- Brexit : Nghị Viện Anh bác cách thức tái đàm phán của thủ tướng May - 15/02/2019 20:18
- Hội nghị Vacxava về Trung Đông bế mạc, phó TT Mỹ lên án Iran - 15/02/2019 19:48
- Venezuela : Viện trợ nhân đạo quốc tế, nỗi lo sợ của Maduro - 14/02/2019 23:00
- Liên Âu đưa Ả Rập Xê Út vào danh sách quốc gia tài trợ khủng bố - 14/02/2019 21:31
- Nghị Viện Châu Âu phê chuẩn hiệp định tự do mậu dịch và đầu tư với Singapore - 14/02/2019 21:13
- Báo chí Tây Ban Nha : Liên minh nguy hiểm giữa TT Sanchez và phe đòi ly khai - 14/02/2019 20:32
- Việt Nam hưởng lợi ra sao khi làm Chủ nhà thượng đỉnh Mỹ-Triều? - 13/02/2019 22:08
- Thái Lan : Đảng đã giới thiệu Công Chúa ra tranh cử có nguy cơ giải tán - 13/02/2019 18:43
- Quân đội Venezuela : Chia rẽ ? - 13/02/2019 18:23
- Brexit : Thủ tướng Anh bị đối lập cáo buộc "câu giờ" - 13/02/2019 18:05