Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Bản điều tra "Tại sao người trẻ rời bỏ Giáo hội?"

thanh nien

Washington – Trong tuần này, Nhà xuất bản Đức Maria và Trung tâm nghiên cứu ứng dụng hoạt động tông đồ của đại học Georgetown (CARA) đã công bố một cuộc điều tra về vấn đề tại sao một số người trẻ rời bỏ Giáo hội.

Theo kết quả điều tra được thực hiện với 214 người trẻ “cựu” Công giáo, độ tuổi trung bình của người trẻ rời bỏ Giáo hội là 13. 74% số người được phỏng vấn cho biết họ rời bỏ Giáo hội trong độ tuổi từ 10 đến 20.

John Vitek, chủ tịch và giám đôc điều hành của Nhà xuất bản Đức Maria nói với hãng tin Công giáo CNA rằng những người trẻ cho biết họ đã bắt đầu đặt câu hỏi và những nghi ngờ về Công giáo ngay từ khi học lớp 5, có những người còn sớm hơn nữa.

Nhiều người trẻ cũng cho biết họ không bao giờ nói về những nghi ngờ hayđặt câu hỏi với cha mẹ của họ hay những vị lãnh đạo Giáo hội.

Những người trẻ “không tôn giáo”

Nhiều người trẻ “cựu” Công giáo được phỏng vấn hiện nay xếp họ vào loại “không theo tôn giáo nào” hay không có liên kết tôn giáo.
35% nói rằng họ không còn có liên lạc tôn giáo và chỉ 14% xếp họ vào loại “vô thần” hay “bất khả tri”.
Kết quả này phù hợp với kết quả điều tra của trung tâm Pew, theo đó loại “không theo tôn giáo nào” đang gia tăng tại Hoa kỳ.

Thêm vào đó, 21% người trẻ “cựu” Công giáo trả lời rằng họ hiện đang được “sinh lại” hay là tín hữu Tin lành.
Dù là số người trẻ “cựu” Công giáo xưng mình là “không tôn giáo” chiếm phần lớn nhưng theo ông Vitek, “phần lớn người trẻ đã ly khai với Giáo hội Công giáo vẫn tin vào Thiên Chúa và phần đông vẫn ao ước một loại cộng đồng tôn giáo nào đó mà họ có thể gắn kết.”

Lý do rời bỏ Giáo hội

Theo lời kể của các người trẻ “cựu” Công giáo, các nhà điều tra của CARA xác định 3 mẫu ly khai Giáo hội: người bị tổn thương, người bị cuốn trôi  và người bất đồng chính kiến.

Những người trẻ bị tổn thương là những người đã sống kinh nghiệm về khó khăn và thảm kịch mà trong đó Thiên Chúa dường như vắng mặt. Ví dụ dù cho họ cầu nguyện, cha mẹ của họ vẫn ly dị hay người thân của họ vẫn qua đời vì bệnh tật.

Người bị cuốn xa khỏi Giáo hội là người có những gặp khó khăn nối kết căn tính Công giáo với kinh nghiệm sống cụ thể trong thế giới thực.
Họ gặp thách đố để lý giải tại sao làm người Công giáo là điều quan trọng. Các nhà điều tra cũng lưu ý về ảnh hưởng của cha mẹ trong việc con cái xa lìa Giáo hội khi cha mẹ không giải thích cho con cái thỏa đáng về các vấn đề của đức tin.

Mẫu thứ 3 là những người trẻ không đồng ý với giáo huấn của Giáo hội về vấn đề điều hòa sinh sản, hôn nhân đồng tính và tính dục và những điều này như là động lực đẩy họ đến việc rời Giáo hội.
Một điều đáng chú ý là theo kết quả điều tra, chỉ có 2% rời Giáo hội với lý do liên quan đến các linh mục lạm dụng tính dục trẻ em.

Theo ông Vitek, 3 loại hình này có liên quan với nhau.
Đầu tiên, một người trẻ có thể có kinh nghiệm thất vọng làm cho họ bị tổn thương, rồi sự đổ vỡ này khiến họ đặt vấn đề và nghi ngờ về đức tin và nếu những nghi ngờ không được giải đáp sẽ kéo họ xa lìa Giáo hội.

Ông Vitek nhận định rằng điều Giáo hội có thể làm để ngăn người trẻ chối từ đức tin của họ là cần tạo một nơi mà người trẻ có thể tranh đấu với các vấn đề đức tin, kể cả những nghi ngờ.
 Ông nói: Chúng tôi nhận ra rằng người trẻ muốn nói về đức tin của họ nhưng họ không chắc chắn nếu họ có thể nói mà không bị xét đoán.” (CNA 17/01/2018)

Switch mode views: