Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Lãnh đạo tôn giáo Miến Điện kêu gọi chấm dứt bạo động

birmanie MeiktilaBaodong


Thành phố Meiktila sau bạo động. Ảnh ngày 24/03/2013
Reuters

 

Trong một thông cáo chung được công bố trên nhật báo New Light of Myanmar số đề ngày 24/03/2013, lãnh đạo bốn tôn giáo tại Miến Điện kêu gọi người dân kềm chế, đòi chính quyền bảo đảm an ninh cho cả người Hồi giáo và Phật giáo ở Meiktila, chấm dứt xung đột tôn giáo.

Tổ chức Hữu nghị Liên tôn giáo Miến Điện – gồm đạo Hồi, Ấn Độ giáo, Phật giáo và Thiên chúa giáo – trong bản thông cáo chung, yêu cầu chính quyền Naypyidaw đề ra một kế hoạch bảo đảm an ninh cho tất cả mọi người thuộc hai cộng đồng Phật giáo và Hồi giáo.

 

Đồng thời tổ chức này cũng kêu gọi các tín đồ Phật giáo và Hồi giáo « sống trong sự hài hòa, trong tình yêu thương và sự tử tế (…) tránh xa những xung đột không cần thiết ».
Lãnh đạo bốn tôn giáo nói trên tại Miến Điện đều cho rằng : xung đột tôn giáo gây trở ngại cho tiến trình phát triển của đất nước.

Đây là lần đầu tiên các giới chức tôn giáo Miến Điện lên tiếng kể từ khi xung đột giữa người theo đạo Hồi và đạo Phật bùng lên tại Meiktila từ ngày 20/03/2013.
Bạo động làm hơn 30 người thiệt mạng và khoảng 9 000 người phải di dời chỗ ở - đa số người tỵ nạn theo đạo Hồi.

Chính quyền điều quân đội đến hiện trường và thành phố nhỏ ở miền trung Miến Điện này vẫn được đặt trong tình trạng khẩn cấp. Meiktila cách thủ đô Naypyidaw 130 cây số về phía bắc.

Quốc tế và các nhà bảo vệ nhân quyền bày tỏ lo ngại trước tình hình nóng bỏng tại Meiktila.
Đặc sứ Liên Hiệp Quốc về Miến Điện, Vijay Nambiar hôm nay (24/03/2013) có mặt tại hiện trường.

Trước cảnh cửa nhà tan nát và hàng chục mạng sống bị cướp đi, đại diện Liên Hiệp Quốc không ngần ngại coi đây là một « thảm họa » và thông báo là về mặt nhân đạo, Liên Hiệp Quốc sẵn sàng hỗ trợ các nhạn nhân Meiktila.

 Một số các nhân chứng tại chỗ cho biết tình hình tạm lắng dịu vào hôm nay. Một vài cửa hiệu đã mở cửa trở lại nhưng người dân tại chỗ vẫn còn sống trong sợ hãi.

Switch mode views: