Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Hội thảo về HIỆP ĐỊNH PARIS 1973

hoithao hiepdinhparis 1973

 

San Jose (Ý  Dân ): Gần 100 đồng hương  dù  thời tiết mưa lạnh đã đến tham dự buổi Hội Thảo về Hiệp Định Paris 1973 do Ủy Ban Hiệp Định Paris 1973 tổ chức tại Khu Hội Cựu TNCT Bắc Cali. vào 12 giờ trưa ngày thứ bảy 22-12-2012 vừa qua.

 

Trong thành phần cử tọa chúng tôi nhận thấy có Tiến sĩ Trần An Bài, cựu Ls Nguyễn Thành, cụ Phạm Văn Tường, các bác sĩ Phạm Đức Vượng, Đào Đức Chiệu, các ông Nguyễn Hữu Lục, Mai Khuyên, Nguyễn Tấn Thọ, Nguyễn Thiếu Nhẫn, Nguyễn Triều, Triệu Hà, Huỳnh Lương Thiện, Trần Minh, Nguyễn Hồng Dũng, Nguyễn Ngạc, Triệu Phổ, Lê Minh Bền, Bảo Tố,Duy Văn, Hoàng Long,Trương Xuân Mẫn,Nghê Lữ,Trường Kỳ,Nguyễn Bảy,các bà Hòang Xuyên Anh, Christine Hồ, Hồ Ngọc Lan cùng các cựu quân nhân, đồng hương và giới truyền thông .
      

Sau nghi thức chào quốc kỳ Mỹ-Việt và một phút mặc niệm, ông Bảo Tố nhân danh trưởng ban tổ chức đã ngỏ lời cảm tạ sự hiện diện quí báu của mọi người.

Nhạc sĩ Bảo Tố cho rằng việc đòi hỏi CSVN phải thi hành Hiệp Đình Paris 1973 bằng cách trả lại Miền Nam VN cho nhân dân miền Nam là một việc đội đá vá trời. Tuy nhiên, theo ông Tố thì việc căn nhà của cha ông chúng ta bị kẻ cướp lấy đi, thì với tư cách là con cháu, chúng ta có bổn phận phải đòi lại . Ông mong mõi qua buổi hội thảo, mọi người sẽ tìm ra phương cách hữu hiệu  để Hiệp Định Paris 1973 sớm được thi hành.
      

Sau đấy, Ban Tổ Chức đã chi định Thư Ký Đòan gồm có các ông Nguyễn Hiệp và Lê Trương Khương. Tiếp đến cử tọa đã đề cử cụ Phạm Văn Tường, tiến sĩ Trần An Bài, bác sĩ Phạm Đức Vượng và nhà văn Nguyễn Thiếu Nhẫn vào Chủ Tọa Đoàn.


       Thuyết trình đoàn gồm  hai ông Bảo Tố và Triệu Phổ.

Ông Bảo Tố cho biết ông hy vọng quốc tế sẽ giúp chúng ta đưa Hiệp Định Paris ngày 27-1-1973 ra cứu xét.Ông Triệu Phổ cho biết Hiệp Định Paris 1973 gồm 9 chương và 23 điều. Ông Phổ cho rằng chúng ta cần đòi hỏi nhà cầm quyền CSVN phải thi hành Hiệp Định đặc biệt là ở Chương IV, điều 9.Theo điều 9 thì quyền tự quyết của nhân dân miền Nam phải được tôn trọng. Nhân dân Miền Nam tự quyết định tương lai chính trị của mình qua cuộc tổng tuyển cử thật sự tự do. Theo ông Phổ thì khi  Cộng Sản Bắc Việt dùng võ lực xâm chiếm miền Nam VN là vi phạm Hiệp Định Paris . Ông Phổ cũng nhận định chính phủ VNCH chưa giải tán và quân nhân QLVNCH chưa giải ngủ.
      

Trong phần thảo luận, cựu luật sư Nguyễn Thành cho rằng sau ngày 30-4-1975, tiếc là tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã không lập chính phủ lưu vong.Vào năm 1987, Gs Vũ Quốc Thúc đã đứng ra vận động cho việc tái lập Hiệp Định Paris. Gs Thúc đã tìm cách liên lạc với TT Thiệu, nhưng Mỹ đã đứng ra ngăn cản việc nầy.

Theo ông Thành khi tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng dưới họng súng của Cộng Sản là việc không thể chấp nhận. Vì thế, theo công pháp quốc tế VNCH vẫn còn hiện hữu và Hiệp Định Paris năm 1973 vẫn còn hiệu lực.Ông Thành hy vọng chúng ta có thể đem việc nầy ra LHQ cứu xét.
      

Ông Nguyễn Hồng Dũng cho biết ngọai trưởng Trần Văn Lắm đã tiết lộ với thân phụ của ông là khi ông Lắm ký vào Hiệp Định Paris là hoàn tòan bị bắt buộc.Theo ông Dũng thì theo điều 9 chương 4, quyền tự quyết của nhân dân miền Nam phải được tôn trọng và Hiệp Định Paris 1973 vẫn còn gía trị.
     

  Nhà văn Nguyễn Thiếu Nhẫn , tân chủ tịch Văn Bút Miền Tây Hoa Kỳ đề nghị nên thay thế danh xưng Ủy Ban thành Phong Trào Hiệp Định Paris để có thể mở rộng tầm họat động hơn.
      

Bà Hoàng Xuyên Anh kêu gọi mọi người cần quyết tâm đưa CSVN ra tòa án quốc tế về những tội ác của họ. Bà cũng cũng đề nghị Ủy Ban cần vận động tài chánh để họat động .
       Ông Nguyễn Hữu Lục đề nghị cần phổ biến rộng rãi Hiệp Định Paris 1973 đến người dân trong và ngoài nước.
       Ông Trần Minh kêu gọi Ủy Ban Hiệp Định Paris cần mời thêm giới trí thức đặc biệt là giới luật gia vào làm việc.
       Ông Nghê Lữ cho rằng Hiệp Định Paris cần phổ biến đến người dân trong nước . Ông cũng kêu gọi Ủy Ban cần nhờ giới luật sư nghiên cứu thêm về Hiệp Định Paris 1973.

Tiến sĩ Trần An Bài cho rằng theo Hiến Pháp của VNCH  thì đại tướng Dương Văn Minh nhận vai trò tổng thống là vi hiến. Theo ông Bài khi tổng thống Nguyễn VănThiệu từ chức trao quyền cho phó tổng thống Trần Văn Hương, thì nếu ông Hương không nhận thì phải trao chức tổng thống cho chủ tịch Thượng Viện là nghị sĩ Nguyễn Văn Huyền. Do đó, với tư cách bất hợp hiến của đại tướng Dương Văn Minh thì việc đầu hàng của ông Minh là không có giá trị pháp lý. 

Ông Bài cũng nhận định CSVN đã vi phạm nặng nề Hiệp Định Paris . Theo ông Bài thì có đến 12 quốc gia đã ký vào Hiệp Định Paris . Theo ông việc Ủy Ban đưa  Hiệp Định Paris 1973 ra cứu xét là một sáng kiến táo bạo và có nhiều gian nan. Nhưng theo ông Bài, theo lịch sử đã chứng mình, một chế độ bạo tàn không thể tồn tại lâu dài, chế độ độc tài CSVN cũng không đi ra ngọai lệ nầy.
      

Cuộc thảo luận đã được chấm dứt vào 2 giờ 30 chiều sau phần đóng góp ý kiến của một số cử tọa là các ông Phạm Đức Vượng, Phạm Văn Tường, Nguyễn Tấn Thọ, Đào Đức Chiệu, Nguyễn Ngạc v.v.
      

Được biết Hiệp Định Paris ngày 27-1-1973 nhằm chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam đã được đại diện của 12 chính phủ  ký là: ngọai trưởng William P. Rogers đại diện cho Hoa Kỳ, ngọai trưởng Nguyễn Duy Trinh đại diện cho Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, ngọai trưởng Trần Văn Lắm đại diện cho VNCH, ngọai trưởng Nguyễn Thị Bình đại diện cho Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam.cùng các đại diện của Pháp, Anh, Hung Gia Lợi, Nam Dương, Liên Bang Sô Viết, Trung Cộng, Canada và Ba Lan.
      

 Qúi độc giả có thể liên lạc với các thành viên của Ủy Ban Hiệp Đinh Paris qua các số điện thọai: Bảo Tố :408-687-9126. Triệu Phổ : 408-295-4563.
   


                                          

Switch mode views: