Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Tốn 8.2 triệu USD, hơn 22% công chức vẫn dốt

HÀ NỘI (NV) - Phúc trình được công bố tại một hội nghị tổ chức ở thành phố Cần Thơ hôm 30 tháng 11 thừa nhận, có đến 22.5% công chức toàn quốc Việt Nam không biết soạn văn bản hành chính.

vn-congchuc hanh chinh

 

 

Có đến 22.5% công chức tại Việt Nam không biết soạn thảo văn bản hành chính. (Hình: Internet)

 

 

Ðại diện Bộ Nội Vụ Việt Nam chủ tọa hội nghị này còn cho biết, đã tốn khoảng 165 tỉ đồng, tương đương 8.2 triệu đô để mở các lớp “đào tạo chuyên môn” suốt ba năm qua.

Khoảng 100,000 cán bộ, công chức các xã, phường ở Việt Nam theo học các lớp này, được phân phát các tài liệu “đào tạo, bồi dưỡng”.

Tuy nhiên, theo báo Tiền Phong, mặc dù đổ không biết bao nhiêu thời gian, tiền bạc, công sức, vẫn còn ít nhất 22.5% công chức cấp xã được coi là có trình độ... sơ cấp.

Theo đại diện Sở Nội Vụ thành phố Cần Thơ, số cán bộ theo học các lớp “đào tạo bồi dưỡng” được phép dành đến 70% thời gian cho các môn thực hành, nhưng tài liệu “không hề hướng dẫn cụ thể thực hành... cái gì”. Vì vậy, khá đông cán bộ công chức ở các xã phường không biết soạn thảo văn bản, không biết thống kê tài liệu.

“Mớ văn bản, chỉ thị của cấp trên được quý ông, bà công chức xã ném lung tung dưới gầm bàn, trên nóc tủ, hoặc bó lại chất đống trong tủ, không bao giờ ngó tới,” theo nhận định của phúc trình nói trên.

Trong khi đó, cũng theo báo Tiền Phong, một cuộc khảo sát của trường Ðại Học Nội Vụ Hà Nội cho thấy, lãnh đạo các xã thuộc tỉnh Thái Nguyên phải thuê học sinh lớp 9 giúp soạn thảo văn bản.

Kết quả cuộc khảo sát này nhìn nhận rằng, em học sinh gõ bàn phím máy vi tính theo kiểu “mổ cò” nhưng xem ra vẫn khá hơn ông lãnh đạo xã nọ ở tỉnh Thái Nguyên.

Ông Triệu Văn Cường, hiệu trưởng trường đại học này còn cho biết thêm, chính quyền các địa phương phụ cận, chỉ cách thị xã Lai Châu khoảng 20 cây số hiện nay không có người biết soạn thảo một văn bản cho đúng.

Còn theo dư luận, hầu như chính quyền các xã ở Việt Nam chỉ thu nhận người nhà, người quen biết của các sếp vào làm việc nên không cần biết đến trình độ học lực, hoặc kiến thức của họ.

Tại tỉnh Vĩnh Long, phúc trình này nói có 90% cán bộ cấp xã không hề được đi học lớp đào tạo công chức hành chính.

Tại thành phố Hải Phòng, tỉ lệ này là 35% và ở tỉnh Kon Tum là 48%.

Tại một số địa phương, cán bộ xã còn cầm con dấu về nhà làm việc. Có vùng, cán bộ chỉ làm việc buổi sáng. Người dân muốn tìm cán bộ vào buổi chiều thì phải đến nhà, hoặc đôi khi đến tìm ông ở... quán nhậu. (P.L.)

Switch mode views: