Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 08-02-2013

Ấn Độ bán đất đai cho tăng trưởng

korba mothan-Ando

 


Korba khu khai thác mỏ than Ân Độ
@wikipedia

 

Tại Ấn Độ, để phục vụ cho nhu cầu công nghiệp hóa đất nước, một trong những ưu tiên hàng đầu của Ấn Độ nhằm tái thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, các chủ tập đoàn công nghiệp bắt tay với chính quyền địa phương để trưng thu đất đai của người dân.

 

 

Chủ đề này được báo La Croix phản ảnh lại qua bài viết đề tựa « Ấn Độ bán đất đai cho tăng trưởng ».

La Croix nêu trường hợp của ông Kumar Goswani , sống tại vùng Korba, làm ví dụ điển hình.

Với 14 hec-ta đất, trước đây ông được xem như là người khá giả nhất trong làng. Vậy mà các nhà máy đó đã giày xéo các cánh đồng của ông. Đất đai đã bị tập đoàn Vandanaa và Công ty khai thác nhiệt điện nhà nước (NTPC) trưng thu.

Đổi lại, chính phủ đã trả cho ông một khoản tiền bằng sec, mà ông từ chối không bỏ vào tài khoản. Cảnh sát đến để cố lôi ông và cả gia đình ông đi, thậm chí là cả con đường cũng đã bị phá hủy, điện và nước đã bị cúp, nhưng ông vẫn kiên quyết trụ lại. Ông nói « Thà chết còn hơn bỏ đi ».

Còn tại vùng Chhattisgarh, sự kháng cự của dân bản địa cứ như là trong phim Avatar của James Cameron. Cuộc chiến âm thầm giữa người dân và các chủ tập đoàn công nghiệp ở đó cũng chỉ vì một miếng mồi : đó là đất đai.

Người dân tố cáo chính quyền địa phương đã tiếp tay với ông chủ, cố tình bẻ cong luật để trưng thu đất đai của người dân.

Trở lại vùng Korba, vì lợi ích của tập đoàn Vandanaa, chính phủ tuyên bố rằng nhu cầu về điện là một ưu tiên của lợi ích chung. Thế nhưng, lợi ích chung đó đã gặp phải sự phản ứng mạnh mẽ của người dân địa phương. Họ không muốn các nhà máy nhiệt điện, họ chỉ muốn các dòng sông được trong sạch. Họ khẳng định muốn được là nông dân, chứ không muốn là thợ.

Còn tại vùng Raigard, công cuộc phát triển ồ ạt ngành công nghiệp khai thác mỏ cũng gặp phải sự phản đối mạnh mẽ của người dân.

Đối với người dân tại đây, việc mở rộng các khu mỏ than sẽ hủy hoại môi trường. Họ cho rằng cần phải đấu tranh để bảo vệ nguồn nước, đất đai và rừng cho thế hệ tương lai.

La Croix nhắc lại trường hợp ông Kumar Goswani , bài báo cho biết cuộc đấu dai dẳng đó đã buộc ông phải hy sinh cả sức khỏe của chính mình.

Cả gia đình ông đã dùng nước bị ô nhiễm, bất chấp những cơn ho và những bệnh ngoài da.

Về phần chính quyền New Dehli, La Croix nhận định rằng thủ tướng Ấn Độ khó có thể mà kiểm soát được sức ép công nghiệp nhằm tránh thảm họa môi trường. Dù đã có lệnh « phong tỏa » các khu rừng, nhưng tổ chức Human Right Watch vẫn gióng lên hồi chuông báo động về tình trạng « suy sụp các đạo luật Ấn Độ » quy định việc bảo vệ dân cư và môi trường trước các tác động từ các mỏ khai thác.

Trung Quốc : cuộc chiến tham nhũng đến hồi cao trào

Đến với vùng Bắc Á, Le Monde quan tâm đến tình hình chống tham nhũng tại Trung Qu ốc từ hồi đầu năm nay.

Theo bài viết đề tựa « Cuộc chiến chống tham nhũng tại Trung Quốc đến hồi cao trào ». Tờ báo cho biết nhờ vào báo chí và sự « giám sát của quần chúng », chỉ trong vòng có một tháng, gần 25 nhân vật chính trị hay chủ doanh nghiệp từ cấp địa phuơng đến trung ương đã bị điều tra hay bắt giữ.

Le Monde cho biết, giới truyền thông Trung Qu ốc phân loại các nhân vật tham nhũng theo từng « họ » chẳng hạn như « họ căn hộ », « họ đồng hồ hiệu »… Trong đó, nổi bật nhất là « họ căn hộ ».

Bài viết trên báo Le Monde còn cho thấy rõ là nạn tham nhũng đã cắm rễ sâu trong bộ máy chính quyền, từ trung ương cho đến địa phương, từ một vị chức sắc nhỏ cho đến cả chuyên gia chống tham nhũng. Hôm thứ tư 6/2 vừa qua, tiết lộ đăng trên tờ Nam Phương Đô thị báo đã gây sửng sốt cho công luận khi cho hay, một cựu phó giám đốc ngân hàng ở một huyện nhỏ nông thôn thuộc tỉnh Thiểm Tây, phía tây bắc Trung Quốc sở hữu đến 41 căn hộ tại Bắc Kinh.

Ngoài nhân vật « chị cả căn hộ », tên do giới báo chí đặt cho bà giám đốc ngân hàng, còn có một chính ủy viên thuộc cơ quan chống tham nhũng tỉnh Hắc Long Giang, nắm trong tay đến 17 quyền sở hữu nhà cửa.

Đặc biệt nhất là vụ một quan chức công an ở một thành phố thuộc tỉnh Quảng Đông sở hữu tổng cộng đến 192 căn hộ tại nhiều thành phố như Thẩm Quyến, Chu Hải và Huệ Châu.

Ngoài câu hỏi từ đâu mà các vị công chức tầm thường đó lại có một số tiền kếch sù để tậu nhà cửa, người dân còn nghi ngờ nạn mua bán giấy phép định cư. Bởi vì, theo quy định của Bắc Kinh và một số đô thị lớn, chỉ những người nào có hộ khẩu tại các thành phố đó mới được phép mua nhà nhưng với số lượng rất hạn chế. Trong khi đó, những người bị điều tra lại có nhiều sổ hộ khẩu trong tay.

Le Monde nhận định, chính các khe hở trong công tác kiểm tra dân số đã cho phép các vị chức sắc đó dễ dàng qua mặt. Điều này đã gây bất bình trong người dân. Đối với họ, « hộ khẩu » tạo ra những ràng buộc gây phiền hà cho đời sống thường nhật của nhân dân.

Công tác bài trừ nạn tham nhũng luôn là một chủ đề muôn thuở của các nhà lãnh đạo cộng sản ngay khi mới bước lên cầm quyền. Chỉ có điều lần này, không như những lần trước, Tổng bí thư mới Tập Cận Bình đã kêu gọi « sự giám sát của quần chúng ».

Theo như những gì ông tuyên bố « đập từ con ruồi cho đến con hổ », trong buổi họp của Ủy ban kỷ luật trung ương Đảng hôm 22/1 vừa qua. Le Monde kết luận, nhờ vậy mà trên mạng Vi Bác, một dạng tòa án quần chúng mới, các lời tố cáo tuôn như mưa rơi.

Hoa Kỳ quan sát vụ thử hạt nhân mới của Bắc Triều Tiên

« Hoa K ỳ ẩn mình quan sát vụ thử hạt nhân của Bắc Triều Tiên » là tựa đề bài viết trên Le Figaro. Tờ báo cho hay, để tiện theo dõi đợt thử hạt nhân mới của Bắc Triều Tiên, Hoa K ỳ sẽ cho triển khai các thiết bị cảm biến để xác định xem bom thử mang chất plutonium hay uranium.

Theo Le Figaro, Hoa K ỳ vừa gửi đến căn cứ không quân Kadena của Nhật Bản một chiếc máy bay kiểu WC-135 Constant Phoenix. Chiếc máy bay khổng lồ này có khả năng thu nhặt các mẫu khí trong không trung để dò tìm các vụ nổ bom nguyên tử.

Bài viết cho rằng, việc Mỹ gởi chiếc máy bay này đến khu căn cứ trên cho thấy Washington nghi ngờ Bình Nhưỡng sắp tiến hành vụ thử hạt nhân thứ ba. Các hình ảnh từ vệ tinh cho thấy lối vào một đường hầm được che đậy, cứ như là để che dấu các bước chuẩn bị cuối cùng khỏi con mắt dọ thám của các vệ tinh Mỹ.

Các chiến lược gia của Lầu Năm Góc chờ đợi vụ thử thứ ba trong sự hồi hộp lẫn lo âu. Đối với Mỹ, vụ thử này có thể là tiếng còi còi báo động, đồng thời buộc phải xét lại chiến lược của chính quyền Obama.

Do đó, « Washington cần phải biết chắc đấy là một vụ thử bom nguyên tử. Tiếp đến, cần phải xác định xem quả bom đó được trang bị bằng chất plutonium như các vụ thử lần trước hay từ uranium ».

Theo các chuyên gia Nhà Trắng, nếu đúng là chất phóng xạ uranium, thì vấn đề sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Điều này có nghĩa là Bình Nhưỡng rất có thể đã làm chủ được quy trình làm giàu chất uranium. Và nó cũng cho thấy « nguy cơ về tăng cường vũ khí hạt nhân rất là cao. Như vậy, Hoa K ỳ phải nhanh chóng quay lại bàn đàm phán ».

Bài viết cho rằng, động thái trên của Bắc Triều Tiên là nhằm mục đích thu hút sự chú ý của chính quyền Obama nhiệm kỳ 2. Le Figaro nhắc lại Kim Jong-un đã từng hứa « tiến hành một vụ thử mới với mức độ cao hơn » và các biện pháp không như trước. Ngoài ra, hành động này còn nhằm đe dọa vị nguyên thủ mới của Hàn Quốc, bà Park Geun Hye, sẽ chính thức nhậm chức vào ngày 25/2 sắp đến.

Về phần Hoa K ỳ, mặc dù vụ thử chưa xảy ra, nhưng tranh luận về hiệu quả của « chiến lược kiên nhẫn » do ông Obama đề xuất cũng đã bắt đầu. Theo nhận định của một vị quan chức Bộ Quốc Phòng Hoa K ỳ, chính sách trừng phạt Bắc Triều Tiên của Hoa K ỳ có lẽ đã thất bại.

Nga từ chối các cặp đồng tính Pháp và Anh nhận con nuôi

Về đề tài xã hội, Liberation cho biết « Nga từ chối các cặp đồng tính Anh và Pháp nhận con nuôi » vì cho rằng xã hội Nga chưa sẵn sàng đề cập đến vấn đề cha mẹ đồng tính.

Liberation viết, ban đầu là cấm người Mỹ, bây giờ đến lượt giới đồng tính. Bộ ngoại giao Nga cảnh báo nếu Anh và Pháp thông qua luật hôn nhân đồng tính, thì khả năng các công dân nước này nhận con nuôi sẽ bị hạn chế.
Trong chuyến công du Paris hồi đầu tuần này, phát ngôn nhân viện Duma đã nói bóng nói gió rằng Nga sẽ xem xét lại thỏa thuận nhận con nuôi với Pháp nếu như luật hôn nhân và luật nhận con nuôi cho các cặp đồng tính trên được thông qua.

Nga trích dẫn các điều khoản trong Hiến pháp và luật gia đình, quy định « hôn nhân là sự kết hợp giữa một nam và một nữ. Không có khả năng nào khác ». Phía Matx-cơ-va còn trích dẫn Hiệp ước Liên Hiệp quốc về quyền trẻ em quy định gia đình bao gồm « một cha và một mẹ ».

Liberation cho biết vào tháng một vừa qua, Quốc hội Nga đã nhanh chóng thông qua một dự thảo luật cho là để bảo vệ trẻ vị thành niên trước hiện tượng lạm dụng tình dục. Nhưng báo Liberation cho là đạo luật đó mang tính chất bài giới đồng tính.

Theo đánh giá của tờ báo, xã hội Nga vẫn chưa sẵn sàng để chấp nhận vấn đề cha mẹ đồng tính. Phần đông các công dân vẫn còn chưa xác định được là quan hệ đồng giới là một căn bệnh hay đơn giản chỉ là hành vi tội lỗi.

Switch mode views: