Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Nguy cơ bất ổn nếu đảng cầm quyền Thái Lan bị giải tán

Thailande -chemise rouge

Phe Áo đỏ tập hợp tại sân vận động quốc gia Rajamangala ở Bangkok 19/11/2013 - REUTERS /Kerek Wongsa


Tại Thái Lan, tình hình chính trị vẫn trong tình trạng căng thẳng. Hôm nay, 19/11/2013, Thủ tướng Yingluck Shinawatra đã kêu gọi dân chúng bình tĩnh vào lúc tòa Bảo Hiến sắp ra phán quyết có thể gây bất lợi cho đảng cầm quyền là giải tán đảng này.

Một thông báo mà theo đánh giá của AFP được trông đợi trong sự lo âu tại một đất nước bị chia rẽ sâu sắc và dân chúng sẵn sàng nổi loạn.

Trả lời báo chí sau cuộc họp các Bộ trưởng, thủ tướng Yingluck Shinawatra kêu gọi: “Tôi không muốn người dân hành động trong cảm xúc và đánh nhau”.

Từ ba tuần nay, chính phủ của nữ thủ tướng Thái Lan, em gái của cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra đang sống lưu vong, bị các đoàn biểu tình thuộc phe đối lập đả kích. Những người này ngày nào cũng kêu gọi tập hợp, có khi với hàng chục ngàn người tham gia.

Hôm nay, căng thẳng tăng lên một nấc, với các vụ biểu tình do hai phe ủng hộ và phe chống chính phủ tổ chức tại thủ đô Bangkok.
 Một sự phô trương lực lượng trước ngày tòa Bảo Hiến ra phán quyết.

Theo cảnh sát, nếu như trước đó chỉ có 2.500 người thuộc phe đối lập xuống đường, thì tối nay, có đến gần 10.000 người ủng hộ chính phủ tập hợp tại sân vân động.

 Nhưng một phóng viên của hãng thông tấn Pháp cho là có đến khoảng 20.000 người.

Hãng thông tấn Pháp cho biết là vào ngày mai, thứ Tư 20/11/2013, tòa Bảo Hiến phải thông báo cho biết là ý định sửa đổi Hiến pháp của đảng cầm quyền, đảng Puea Thái (được thông qua bằng một cuộc trưng cầu dân ý sau cuộc đảo chính quân sự năm 2006, lật đổ thủ tướng Thaksin Shinawatra) là có hợp pháp hay không.

Quả thật, đảng Puea Thái đã cho thông qua một tu chính án tại Nghị viện. Theo đó, các thượng nghị sĩ sẽ hoàn toàn do dân bầu, chứ không phải là được bổ nhiệm như hiện nay.

Nếu như tòa Bảo Hiến tuyên bố hiệu chỉnh này là bất hợp pháp, điều đó cũng có thể dẫn đến phải giải thể đảng cầm quyền và cấm nhiều nghị sĩ trong số họ không được tham gia chính trường trong vòng 5 năm.

Không chỉ phản đối việc sửa đổi Hiến pháp, phe đối lập cho đến ngày hôm nay cũng kêu gọi người dân biểu tình phản đối dự thảo luật ân xá, mà họ cho là nhằm tạo điều kiện cho việc hồi hương của cựu thủ tướng Thaksin, đang sống lưu vong do bị truy tố về tội trốn thuế.

Bất chấp việc Thượng viện đã bác bỏ dự thảo hồi tuần rồi, đám đông vẫn tiếp tục biểu tình, dù lực lượng tham gia có ít đi, yêu cầu giải tán chính phủ hiện nay.


Minh Anh
tags: Biểu tình - Châu Á - Chính trị - Thái Lan

Switch mode views: