Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Khách Trung Quốc nườm nượp tới Bắc Ninh mua gỗ

BẮC NINH (NV) - Chỉ trong một thời gian ngắn, khu buôn bán Phù Khê và Ðồng Kỵ, tọa lạc tại tỉnh Bắc Ninh, trở thành những ngôi chợ gỗ lớn nhất miền Bắc.

 Ðiểm đặc biệt của hai ngôi chợ này là chỉ bán một loại hàng hóa: gỗ, với đủ mọi hình dạng, kích cỡ.

Ban go BacNinh


Sạp bán gỗ ở chợ Ðồng Kỵ. (Hình: VietNamNet)

 

Người bán hàng bày biện nhiều loại, từ gỗ xẻ, gỗ cục, gỗ thanh, gỗ ván, cho đến gỗ vụn làm chất đốt.

Theo VietNamNet, đặc điểm thứ hai của khu chợ gỗ nằm ở vùng ranh giới hai huyện Phù Khê và Ðồng Kỵ là lúc nào cũng tấp nập khách hàng người Trung Quốc. Họ nườm nượp kéo đến, có khi lên đến hàng ngàn người, ai cũng tay cầm một thước dây. Họ treo túi tiền lủng lẳng trước ngực.

Cũng theo VietNamNet, có lẽ từ đặc điểm này, nhiều chủ sạp gỗ trưng bảng hiệu viết bằng tiếng Hoa. Hơn thế nữa, đa số các chủ sạp gỗ người Việt Nam là phụ nữ, thường hay dùng tiếng Hoa để nói chuyện trong cuộc mua bán.

Một số chủ sạp cho biết, khách hàng người Trung Quốc có cách mua hàng riêng. Họ không mua một chỗ mà luôn luôn đi nhiều nơi, nhiều sạp. Chọn được một tấm gỗ vừa ý, ngã giá xong, họ trả tiền, ghi tên tuổi của mình lên miếng gỗ để dánh dấu, rồi lại lân la nơi khác.
 Ðến cuối ngày, họ chất hàng lên container để chuẩn bị chở sang bên kia biên giới.

VietNamNet dẫn lời một chủ tiệm gỗ ở Ðồng Kỵ, ông Bùi Văn Kiếm cho biết, ít nhất 2,000 người Trung Quốc có mặt ở khu chợ gỗ này mỗi ngày.

Họ còn thuê nhà trọ, khách sạn để ở lại nhiều ngày tại khu đô thị mới Từ Sơn, cách chợ vài cây số. Ông Kiếm còn cho biết thêm, người Trung Quốc rất siêng đi “sục sạo nhiều nơi, nhiều chỗ.”

Ông này nói: “Bất chấp chủ tiệm có mặt hay không, khách hàng Trung Quốc tự tiện vào nhà, pha trà ngồi uống, lựa hàng rồi đánh dấu vào đó, để chờ chúng tôi về đưa tiền, lấy hàng.”

Cũng theo ông Kiếm, sự tấp nập của khách hàng Trung Quốc khiến giá các loại vật dụng gỗ đứng ở mức cao, đôi khi tăng vọt, bất chấp sự trì trệ của nền kinh tế nội địa.

Ðể chạy theo cho kịp sự tăng vọt này, chủ tiệm phải trương bảng hiệu tiếng Tàu, phải nói tiếng Hoa... Người ta cho rằng, lần hồi khu chợ gỗ Ðồng Kỵ biến thành khu phố Tàu lúc nào không hay. (PL)

Switch mode views: