70 dây chuyền phân phối quốc tế giám sát các cơ sở dệt may tại Bangladesh
- Thứ Hai, 08 tháng Bảy năm 2013 19:23
- Tác Giả: Thanh Hà
Bangladesh, quốc gia gia công hàng dệt may thứ nhì thế giới. Ảnh một cửa hiệu của Uniglo, Nhật Bản, tại Dacca.
Reuters
Ngày 08/07/2013, 70 dây chuyền phân phối hàng dệt may quốc tế cam kết giám sát và nâng cao mức độ an toàn các cơ sở sản xuất tại Bangladesh.
Bangladesh là nguồn cung cấp hàng dệt may lớn thứ nhì trên thế giới. Lĩnh vực kinh tế này chiếm 80 % kim ngạch xuất khẩu của toàn quốc.
Chưa đầy ba tháng sau tai nạn sập nhà may tại Rana Plaza ngoại ô Dacca ngày 24/04/2013 làm 1 129 nguời thiệt mạng, 70 nhà phân phối hàng dệt may lớn trên thế giới, chủ yếu là các tập đoàn châu Âu, cam kết với giới công đoàn Bangladesh sẽ thường xuyên giám sát các xưởng may gia công và sẽ tăng cường mức độ an toàn của các nhà máy.
Trong số các tập đoàn phân phối đã cam kết như trên, có dây chuyền siêu thị Carrefour của Pháp, Tesco của Anh, hãng quần áo Benetton của Ý, Zara của Tây Ban Nha hay H&M của Thụy Điển.
Trong giai đoạn đầu, các tập đoàn quốc tế nói trên phải công bố danh sách các đối tác Bangladesh trước ngày 15/07/2013.
Tiếp theo đó gửi các toán thanh tra đến các xưởng dệt may tại quốc gia Châu Á này để đánh giá về nhu cầu cải thiện mức độ an toàn cho nhân viên tại chỗ.
Theo lời đại diện công đoàn Bangladesh, thời gian đánh giá tình hình và nhu cầu sửa chữa là 9 tháng.
Đây là lần đâu tiên ngành dệt may của Bangladesh được giám sát.
Theo một báo cáo được công bố vào tuần trước, có tới 90 % cơ sở hạ tầng trong ngành bị coi là không bảo đảm an toàn.
Trước mắt các tập đoàn quốc tế chưa thông báo là sẽ tài trợ đến mức độ nào các công trình tu sửa hoặc hiện đại hóa các xưởng dệt may tại Bangladesh.
Theo một công trình nghiên cứu sơ khởi, các chi phí sẽ lên tới khoảng 3 tỷ đô la.
Hiện tại một số các hãng nổi tiếng như Gap hay Walmart từ chối cam kết nâng cấp hoặc giám sát các nhà máy tại Bangladesh.
Walmart hứa sẽ theo dõi sát các điều kiện lao động của các nhà cung cấp Bangladesh.
Còn về phần mình Gap cho hay là đã rà soát lại hạ tầng cơ sở ở Bangladesh vào mùa thu năm ngoái.
Tin mới
- Công an Trung Quốc bắn người Tây Tạng - 09/07/2013 18:46
- Thêm căng thẳng giữa Bắc Kinh và Bình Nhưỡng - 09/07/2013 16:57
- Hiếp dâm tập thể, con trai một vị tướng Trung Quốc bị khởi tố - 09/07/2013 16:51
- Pháp tăng cường quan hệ với ASEAN - 09/07/2013 16:44
- Đức Giáo Hoàng thăm nơi thuyền nhân đổ bộ vào Ý - 09/07/2013 00:32
- Hoa Kỳ cử tân tổng lãnh sự tới TPHCM - 09/07/2013 00:19
- Đàm phán tự do mậu dịch Mỹ-Liên Hiệp Châu Âu - 09/07/2013 00:08
- Mỹ thận trọng trước các động thái tại Ai Cập - 08/07/2013 20:30
- Vụ tai nạn máy bay Asiana: Phi công đang học lái Boeing 777 - 08/07/2013 20:03
- Miến Điện : Quân đội trả 108 quân nhân trẻ em về đời sống dân sự - 08/07/2013 19:57
Các tin khác
- Nhật Bản: Nhiều công ty xin khởi động lại nhà máy điện hạt nhân - 08/07/2013 19:16
- Indonesia: Bốn ngày sống trên cây đợi cọp « cho phép » xuống - 08/07/2013 18:58
- Bolivia sẵn sàng cho E.Snowden tỵ nạn - 08/07/2013 04:04
- ASEAN : Đấu khẩu giữa Ngoại trưởng Philippines và Trung Quốc - 08/07/2013 03:23
- Thép Việt Nam trỗi dậy chống thép Trung Quốc cạnh tranh bất chính - 08/07/2013 03:13
- Nhật sẽ phóng 9 vệ tinh giám sát vùng biển đảo thuộc chủ quyền quốc gia - 07/07/2013 22:04
- Tổng thống Pháp cổ vũ Tunisia "quá độ" dân chủ thành công - 06/07/2013 23:04
- Malaysia rút luật cho phép bố hoặc mẹ đơn phương quy đạo cho con - 06/07/2013 22:54
- Liệu sẽ có công lý cho Đoàn Văn Vươn trong phiên phúc thẩm ? - 06/07/2013 22:30
- Cộng đồng Công giáo Việt Nam ủng hộ mạnh mẽ LS Lê Quốc Quân - 06/07/2013 22:23