Hàn Quốc chiêu dụ Bắc Triều Tiên xây dựng hòa bình
- Thứ Năm, 09 tháng Năm năm 2013 20:40
- Tác Giả: Tú Anh
Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye phát biểu tại lưỡng viện Quốc hội Mỹ (AFP /J. Samad)
Tổng thống Park Geun Hye đề nghị một bước nhỏ kiến tạo hòa bình với Bắc Triều Tiên trong đó có dự án thành lập « công viên hòa bình quốc tế » ngay vùng phi quân sự.
Giới phân tích xem đây là một chiến thuật khôn khéo của nhà lãnh đạo Hàn Quốc có tiếng sắt thép nhưng sẵn sàng đối thoại.
Trong thông điệp gửi đi từ lưỡng viện Quốc hội Mỹ trong ngày 08/05/2013, nữ tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye tuyên bố « không bao giờ chấp nhận cho Bắc Triều Tiên trang bị vũ khí hạt nhân và mọi hành động khiêu khích sẽ được đáp trả một cách quyết định ».
Bà Park Geun Hye nhận định là « cần phải chấm dứt cái « vòng lẩn quẩn » do chiến thuật cố hữu của Tây phương : cứ sau một đợt trừng phạt thì lại viện trợ tạo điều kiện cho Bình Nhưỡng phát triển khả năng vũ khí hạt nhân và gây bất ổn cho khu vực.
Do vậy, lãnh đạo Hàn Quốc đưa ra một chiến lược mới mà bà gọi là « xây dựng một nền tảng hòa bình, thống nhất tại bán đảo Triều Tiên, một cơ chế hợp tác hòa bình trong khu vực và sau cùng là để góp phần đem lại hòa bình cho thế giới.
Tình hình bán đảo Triều Tiên căng thẳng hơn bao giờ hết từ khi Bình Nhưỡng đóng cửa đặc khu công nghiệp Kaesong, biểu tượng thể hiện hợp tác hai miền bắc nam.
Sáng kiến xây dựng « công viên hòa bình quốc tế » ngay trong vùng phi quân sự nằm ngay biên giới hai nước, với sự tham dự của Bắc Triều Tiên đã được giới phân tích đặc biệt chú ý.
Trả lời AFP, Scott Snyder, một chuyên gia bang giao quốc tế lão luyện của Mỹ nhận định đây là một chiến thuật « chính trị thực tiễn » của bà Park Geun Hye : dựa vào sự ủng hộ quân sự không lay chuyển của Mỹ phối hợp với tinh thần chủ động đối thoại, nữ tổng thống Hàn Quốc « nỗ lực chiêu dụ Bình Nhưỡng thay đổi ».
Nhiều sự kiện trong quá khứ đã chứng minh con gái của nhà độc tài quá cố Park Chung Hy không phải là kẻ tầm thường dựa thế cha mà leo lên đài danh vọng.
Năm 1978, khi nhận được tin thân phụ là tổng thống Park Chung Hy bị ám sát, tuy mới 27 tuổi, câu hỏi đầu tiên của Park Geun Hye là « tình hình biên giới như thế nào ? ».
Mặc dù chế độ Bình Nhưỡng chủ xướng ám sát thân phụ, năm 2002, bà Park Geun Hye vẫn sang thăm Bắc Triều Tiên và trong cuộc tiếp xúc riêng, lãnh đạo Kim Jong Il đã ngỏ lời xin lỗi.
Mười năm sau, năm 2012, khi tranh cử tổng thống, bà cam kết nếu đắc cử sẽ « họp thượng đỉnh » với Kim Jong Un, mới lên nối dõi.
Từ khi đắc cử, bà Park Geun Hye thông báo chính sách đối phó với Bắc Triều Tiên dựa trên thế « cương nhu » : trả đũa khốc liệt nếu bị tấn công, nhưng xây dựng niềm tin cậy lẫn nhau bằng đối thoại nếu Bình Nhưỡng chịu thương lượng.
Cho đến nay, bộ máy tuyên truyền của Bắc Triều Tiên tuy rất cực đoan và thô bạo đối với chính quyền miền nam, lại tỏ ra rất chừng mực với bà Park Geun Hye.
Trong những năm trước, báo chí miền bắc thường xuyên gọi tổng thống Lee Myung Bak là « chuột bọ », là « bù nhìn ».
Tại một xứ sở mà tinh thần « trọng nam khinh nữ » còn áp đảo, truyền thông Bắc Triều Tiên chỉ mượn hình ảnh y phục nữ nhi cổ truyền của dân tộc kèm theo cụm từ « sột soạt hiểm độc » để chọc tức tân tổng thống Hàn Quốc là phận đàn bà phải ở trong nhà bếp.
Thái độ cẩn trọng này cho thấy là Bình Nhưỡng không muốn đóng hẳn cánh cửa đối thoại cấp thượng đỉnh đã mở ra hai lần vào năm 2000 và 2007.
Tuy nhiên, chưa có thể kết luận sớm là chính sách mới của Seoul sẽ mang lại kết quả khích lệ hay không.
Giới thạo tin tại Seoul cho rằng Kim Jong Un không đủ uy tín của người cha quá cố để có thể kềm giữ quân đội, cột trụ chống đỡ cho chế độ không bị tan vỡ trong bối cảnh dân chúng thiếu ăn triền miên .
Quyết định đóng cửa Kaasong là một thí dụ điển hình cho phép suy diễn tại Bắc Triều Tiên, đặc quyền đặc lợi của các tướng lãnh vẫn còn cao hơn nhu cầu hòa giải dân tộc và hạnh phúc của người dân.
Tin mới
- Hà Nội im lặng khi “chủ trương lớn” phá sản - 11/05/2013 17:22
- Human Rights Watch: Việt Nam phải chấm dứt đàn áp thảo luận nhân quyền - 11/05/2013 16:45
- Hội nghị G7 đặt vấn đề về chính sách khắc khổ của châu Âu - 10/05/2013 23:04
- Trung Quốc - EU : Căng thẳng trên hồ sơ bảo hộ mậu dịch - 10/05/2013 22:26
- Ngoại trưởng Mỹ : "Assad phải ra đi !" - 10/05/2013 22:14
- Hy Lạp hy vọng thoát khủng hoảng nợ vào năm 2014 - 10/05/2013 21:48
- Máy bay Air France bảo trì tại Trung Quốc gặp "sự cố nghiêm trọng" - 10/05/2013 17:25
- Cháu Mao trở thành triệu phú, dân Trung Quốc bất bình - 10/05/2013 17:00
- Người Bắc Triều Tiên sang Trung Quốc ngày càng nhiều - 10/05/2013 16:53
- Bắc Kinh ngăn biểu tình sau vụ 'tự tử' - 10/05/2013 01:13
Các tin khác
- Trung Quốc bắt giữ các nhà hoạt động đòi lãnh đạo công khai tài sản - 09/05/2013 20:31
- 912 người chết trong vụ sập nhà xưởng may ở Bangladesh - 09/05/2013 20:24
- Tổ chức Thương mại Thế giới cần một động lực mới - 08/05/2013 22:54
- Đảng Cộng sản Trung Quốc phê phán các địa phương giam cầm người khiếu kiện - 08/05/2013 21:15
- Trung Quốc đóng tài khoản ngân hàng Bắc Triều Tiên để trừng phạt - 08/05/2013 20:43
- Việt Nam và Nam Phi tăng cường hợp tác chống săn trộm tê giác - 08/05/2013 16:53
- Việt Nam phải nhập khẩu than từ Úc để đáp ứng nhu cầu năng lượng - 08/05/2013 16:47
- Vatican: Không có chia rẽ nội bộ về vụ nữ tu Hoa Kỳ - 08/05/2013 16:34
- Đặt chân lên Hỏa tinh, một giấc mơ từ nay có thể thành hiện thực - 08/05/2013 06:10
- Một nhà điều tra Liên Hiệp Quốc xác định phe nổi dậy tại Syria sử dụng hơi độc - 06/05/2013 22:48