Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Các thành phố Đức tràn ngập dòng người nhập cư Đông Âu

GERMANY nhapcu




Thành phần nhập cư đến từ Rumani và Bulgari chủ yếu làm việc trong ngành xây dựng (REUTERS /Fabrizio Bensch)


 

Trước làn sóng người nhập cư ồ ạt người nghèo đến từ Bulgari và Rumani, nhiều thành phố của Đức lên tiếng kêu gọi sự viện trợ tài chính từ chính phủ để quản lý dòng người nhập cư này.

Kể từ khi được gia nhập vào Liên hiệp châu Âu năm 2007, người nhập cư nghèo Rumani và Bulgari đã chọn Đức làm điểm đến ưa thích nhất.

 Vì một lý do đơn giản: Đức đang là quốc gia có nền kinh tế vững chắc nhất trong khối Liên hiệp Châu Âu.

Theo số liệu thống kê đưa ra vào cuối năm 2012, chỉ trong vòng có năm năm, lượng người nhập cư đến từ hai quốc gia Trung Âu này đã tăng lên gấp ba lần.

Theo AFP, sở dĩ có hiện tượng trên là vì do quá lo rằng tỷ lệ sinh sản trong nước giảm sẽ làm khan hiếm nhân công, nên Đức đã nới lỏng chính sách nhập cư, nhưng đồng thời cũng e sợ một dòng nhập cư người nghèo và thiếu tay nghề.

Một mặt Berlin rất tự hào là đón nhận được ngày càng nhiều lượng trí thức trẻ đến từ các quốc gia Nam Âu đang gặp khốn đốn vì khủng hoảng như Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.

Nhưng bên cạnh đó, Ba Lan, Bulgari và Rumani cũng là những đội ngũ nhập cư đông đảo nhất trong những năm gần đây tại Đức.

Cánh cửa thâm nhập thị trường lao động cho người Bulgari và Rumani rất là hạn chế. Và họ cũng không được hưởng một chế độ trợ cấp xã hội nào.

Tuy nhiên, tình trạng này có thể sẽ thay đổi với điều kiện như hai quốc gia Trung Âu này gia nhập vào không gian tự do lưu thông Schengen như đã dự trù.

Thế nhưng, do sợ rằng một khi hai quốc gia Trung Âu gia nhập không gian Schengen, dòng người nhập cư sẽ còn ồ ạt hơn và sẽ để lại những hậu quả nặng nề về mặt xã hội và tài chính.

Chính vì vậy, Đức đã đe dọa sẽ sử dụng đến quyền phủ quyết.

Nếu như tại Đức một số hiệp hội phàn nàn về những phiền hà do làn sóng nhập cư mới mang đến, thì ngược lại có những chính quyền địa phương lại xem luồng nhập cư này như là cơ hội tạo nguồn nhân lực, nguồn tài năng cho vùng.



Switch mode views: