Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Buôn lậu gần 500 triệu đô la Mỹ hàng giả, 33 hoa kiều Trung Quốc bị khởi tố

Vào ngày 16/8, cảnh sát New York đã phá án thành công đường dây buôn lậu hàng giả lớn nhất trong lịch sử của Hoa Kỳ.

Tất cả hàng giả có nguồn gốc “Made in China”, khoảng 33 người Trung Quốc sống ở thành phố New York bị tòa án liên bang cáo buộc, phóng viên Lâm Đan Epoch Times đưa tin.

Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Mỹ (ICE), Cơ quan điều tra An ninh Nội địa (HSI), Tòa án liên bang khu vực phía Đông New York và cảnh sát thành phố New York công bố vào ngày 16/8 rằng, sau 6 năm điều tra, hơn 450 triệu USD hàng giả từ Trung Quốc đã bị tịch thu.

Sáng ngày 16/8, 33 nghi phạm bị bắt giữ, Tòa án Liên Bang quận phía Đông đã đệ đơn kiện những người này vì hành vi buôn lậu và tiêu thụ hàng giả.

TQ- hang gia
Trung Quốc là quốc gia hàng giả: vắc-xin giả, thuốc giả, sữa giả v.v. (Ảnh: Google)

Những thương hiệu bị làm giả bao gồm túi xách Louis Vuitton và Tory Burch, ví tiền Michael Kors, dây nịt Hermes và nước hoa Chanel.

Theo bản cáo trạng, hàng giả thương hiệu được cải trang thành sản phẩm hợp pháp trong các container, nhập lậu vào Hoa Kỳ thông qua các cảng ở New York và New Jersey, sau đó phân phối trên toàn nước Mỹ.

Các tội danh cáo buộc các nghi phạm bao gồm: âm mưu buôn lậu và bán hàng giả trái phép, âm mưu rửa tiền và gian lận di trú, một trong số các bị cáo cũng bị buộc tội “mua quốc tịch trái phép”.

Các bị cáo đến từ New York, Brooklyn, Manhattan, Queens và Staten Island.
Cơ quan chức năng đã tịch thu tài sản của các bị cáo ở Queens, Stanton Island và Brooklyn.

Theo cáo trạng, phân khúc xuất nhập khẩu sẽ do Lương Kỳ Phong, Lưu Ốc Kỳ, Trương Chí Minh và Vương Ngọc Minh chịu trách nhiệm sắp xếp đưa hàng giả vào Mỹ thông qua các cảng ở New York và New Jersey.

Hang hoa TQ gia
Hình ảnh minh họa túi xách nhái hàng hiệu của Trung Quốc. (Ảnh: Inbrand)

Các thủ đoạn được sử dụng là: sử dụng tên và địa chỉ của công ty nhập khẩu hợp pháp và sử dụng mã quét sản phẩm giả, sử dụng thông tin giả hoặc không đầy đủ để nhận số điện thoại ảo (burner) và email ảo để che dấu xác thực danh tính của họ.

Hàng giả được chuyển đến kho tự phục vụ ở Brooklyn, Queens và Long Island.

Phân khúc tiêu thụ sản phẩm sẽ do Josstina Lâm, Khúc Tuyết Uy, Hoàng Hỷ Toàn, Hoàng Vân Lôi, Hoàng Vân Võ, Trương Tư Luân, Trịnh Nhạc Vỹ, Hoàng Tiểu Anh, Mục Quỳnh Thiền, Chu Nhân Tông, Dư Thành Húc, Trương Kim Hoa, Chu Kiến Hoa, Đổng Dũng Lâm và Lâm Thải Anh, v.v. chịu trách nhiệm quản lý biên nhận, lưu trữ và phân phối hàng giả và tiêu thụ hàng giả đó ở New York, California cùng các khu vực khác của Hoa Kỳ.

Phân khúc vận chuyển hàng hóa sẽ do Cao Vĩ Mai, Hạ Thăng Diệu và Trần Khiết Mai sử dụng các công ty vận chuyển do họ kiểm soát để phân phối hàng giả cho các đại lý.
Trần Khiết Mai còn bị tình nghi sử dụng tiền bất hợp pháp để mua quốc tịch Hoa Kỳ.

OFC TQ

Cửa hàng OFC ở Trung Quốc. (Ảnh: NTD)

Một số bị cáo cũng âm mưu rửa tiền từ các khoản thu bất hợp pháp trong việc buôn lậu hàng nhái, trong khi đó một số người khác vẫn còn đang trong quá trình xin nhập cư Hoa Kỳ đã cố tình che giấu sự liên can trong đường dây mua bán hàng giả này.

Angel M. Melendez – đặc vụ điều tra an ninh thuộc Cơ quan điều tra An ninh Nội địa cho biết, cuộc điều tra lần này đã phơi bày bản chất toàn cầu của các vi phạm về “sở hữu trí tuệ”, hàng giả được sản xuất ở Trung Quốc và nhập lậu vào Hoa Kỳ.

Nếu như đây là hàng thật thì trị giá cũng gần 500 triệu USD, hàng giả “tuồn” vào thị trường Mỹ và được “luồn” tới tay người tiêu dùng theo một cách không ai ngờ tới.

Nguồn: PetroTimes

Switch mode views: