Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Tổ Chức Hợp Tác Thượng Hải : Hạt nhân Iran, Trung Quốc muốn làm trung gian

china-sco

Nhân viên an ninh Trung Quốc tại Thanh Đảo trước thượng đỉnh Tổ Chức Hợp Tác Thượng Hải 2018. Ảnh ngày 09/06/2017.
Reuters

Với tư cách quan sát viên, tổng thống Iran được mời tham dự thượng đỉnh Tổ Chức Hợp Tác Thượng Hải (SCO) diễn ra trong hai ngày 9 và 10/06/2018 tại Thanh Đảo.

Hội nghị lần này mở ra trong bối cảnh Trung Quốc và Hoa Kỳ đọ sức trên vế thương mại. Teheran tìm kiếm hậu thuẫn của Bắc Kinh và Matxcơva về hạt nhân Iran.

Theo thông tín viên đài RFI từ Bắc Kinh Heike Schmidt chủ tịch Tập Cận Bình nỗ lực cứu vãn thỏa thuận Vienna 2015.
Một tính toán có lợi cho cả Trung Quốc lẫn Iran.

"Liệu Tập Cận Bình có phải là một tay chơi cờ Poker ở cấp quốc tế như Donald Trump đã nhận xét hay không ?
Có thể là như vậy. Chủ tịch Trung Quốc có khả năng giành được thắng lợi qua việc mời tổng thống Iran, Hassan Rohani (đến Thanh Đảo).
Đây là cách để Bắc Kinh lấp chỗ trống mà Washington để lại sau khi rút khỏi hiệp định hạt nhân Iran.

Thượng đỉnh tổ chức tại Thanh Đảo là cơ hội để lãnh đạo Trung Quốc sát cánh với Nga, đứng ra làm trung gian, cứu vãn thỏa thuận mà quốc tế đã phải đàm phán rất gay go mới đạt được.

Đã quá rõ, Bắc Kinh là đối tác thương mại quan trọng nhất của Teheran, là nguồn tiêu thụ dầu hỏa Iran lớn nhất.
Trung Quốc hoàn toàn có lợi trên hồ sơ này. Iran là một lá chủ bài trong dự án Con Đường Tơ Lụa Thế Kỷ XXI và Bắc Kinh đã bỏ ra hàng chục tỷ đô la đài thọ các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng cho dự án đầy tham vọng đó.

Không thể để khu vực này lại rơi vào tình trạng bất ổn vì những biện pháp trừng phạt của Liên Hiệp Quốc.
Trái lại các doanh nghiệp Trung Quốc đang ngấp nghé và đang được khuyến khích lợi dụng tình thế, lấp vào chỗ trống do các tập đoàn Mỹ và có thể là của cả các công ty châu Âu để lại.

Đây là một nước cờ có lợi cho cả đôi bên. Trung Quốc thì muốn làm ăn, còn Iran thì đang cần có một điểm tựa về mặt ngoại giao để đối phó với Hoa Kỳ".
Trung Quốc và Nga đã cùng với Hoa Kỳ, Anh, Pháp và Đức đã ký kết vào thỏa thuận hạt nhân Iran hồi tháng 7/2015 tại Vienna.

Tổ Chức Hợp Tác Thượng Hải được thành lập năm 2001, bao gồm Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Pakistan và 4 nước Trung Á là Ouzbékistan, Kazakhstan, Tadjikistan, Kirghizstan.
Cả Matxcơva lẫn Bắc Kinh đều xem tổ chức này là một công cụ làm đối trọng với ảnh hưởng của Mỹ và Liên Minh Bắc Đại Tây Dương.

Switch mode views: