Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Năm câu hỏi về tân chính phủ Ý

Giuseppe Conte  Italy

Ông Giuseppe Conte được bổ nhiệm làm thủ tướng Ý phát biểu với giới truyền thông, điện Quirinal, Roma, ngày 31/05/2018
REUTERS

Hôm qua, 31/05/2018, tổng thống Sergio Mattarella lại giao cho ông Giuseppe Conte trách nhiệm thành lập chính phủ, sau khi liên minh giữa đảng dân túy Phong trào 5 Sao (M5S) và đảng cực hữu Liên đoàn phương Bắc (Lega) đưa ra một danh sách mới các thành viên Hội Đồng Bộ Trưởng (chính phủ).

 Chiều nay, 01/06, tân chính phủ Ý sẽ tuyên thệ nhậm chức.

AFP nêu ra 5 vấn đề liên quan tân chính phủ Ý.

Liệu nước Ý có ra khỏi khu vực đồng euro hay không ?

Hai đảng này đã chỉ trích mạnh mẽ đồng euro, ghi rõ ràng trong dự thảo chương trình lãnh đạo chung của họ về khả năng rút nước Ý ra khỏi khu vực đồng tiền chung và tìm mọi cách bảo vệ sự hiện diện của ông Paolo Savona trong tân chính phủ ; ông Savona là kinh tế gia có lập trường bi quan về châu Âu, cho rằng khu vực đồng euro là nhà tù Đức.

Thế nhưng, cả Lega và M5S đều không chủ trương đơn phương rút nước Ý ra khỏi khu vực đồng euro.
 Theo nhiều cuộc thăm dò gần đây, có từ 60 đến 70% dân Ý chống lại việc này.

Tuy vậy, Lega cho rằng euo là một kinh nghiệm sai lầm về kinh tế và xã hội.
Đảng này chủ trương một loạt cải cách và trong tương lai, sẽ phối hợp với các nước khác rút ra khỏi euro.
Chương trình lãnh đạo chung của hai đảng – chống thắt lưng buộc bụng một cách triệt để - có nguy cơ gây bất đồng với các đối tác trong khu vực đồng euro.

Vậy các thị trường tài chính sẽ hoảng sợ ?

Tình trạng rối ren trong chiến dịch tranh cử rồi viễn cảnh phải bầu cử lại do không có đa số tại Quốc Hội đã gây ra một vài căng thẳng trên các thị trường tài chính.
Chương trình lãnh đạo chung - tương đối phá cách - của hai đảng đã gây ra cơn sốt và trở nên nghiêm trọng hơn với viễn cảnh bầu cử trước thời hạn sau khi ý định thành lập chính phủ của ông Giuseppe Conte không thành.

Hồi đầu tuần, chênh lệch lãi suất đi vay 10 năm (spread) giữa Ý và Đức vượt qua ngưỡng 300 điểm, thay vì 130 điểm như cách nay ba tuần, rồi mức chênh lệch này bắt đầu giảm khi Lega và M5S nối lại thương lượng.
Năm 2011, mức chênh lệch lên gần tới 600 điểm và đã buộc Silvio Berlusconi phải ra đi.

Liệu liên minh này có thể tồn tại lâu dài hay không ?

Thủ lĩnh hai đảng, ông Luigi Di Maio và Matteo Salvini, nhiều lần nhấn mạnh là họ tính tới chuyện cùng nhau lãnh đạo trong 5 năm.
Tuy nhiên, hai đảng này có đa số hạn hẹp, chỉ quá bán có 32 ghế tại Hạ Viện (trong tổng số 630 dân biểu) và hơn một chục ghế tại Thượng Viện (tổng số 320 thượng nghị sĩ), trong lúc hai viện có quyền lực như nhau.
Do đó, họ phải tập hợp được toàn bộ các dân biểu của mình, kể cả những dân biểu không mặn mà với liên minh này.

Ai thực sự lãnh đạo ?

Ông Di Maio có thể dựa vào số phiếu mà đảng của ông đạt được, hơn 32% trong lúc đảng Lega chỉ thu được có 17% số phiếu.
Tuy nhiên, ông Salvini, nhà hùng biện có hiệu quả và quyết tâm, với tỉ lệ được lòng dân đang lên cao theo các cuộc thăm dò dư luận, đã biết cách tự khẳng định mình như là người lãnh đạo nền chính trị Ý.

Uy quyền của ông trong nội bộ đảng rõ nét hơn uy quyền của ông Di Maio trong M5S, mà thủ lĩnh thực sự vẫn là ông Beppe Grillo.
Ảnh hưởng của cựu thủ tướng Sivio Berlusconi vẫn là ẩn số, cho dù ông đồng minh của ông Salvini, và thậm chí ông Di Maio không hề muốn nhắc tới.

 Sau hai tháng bế tắc, nhà tỉ phú già đã bật đèn xanh cho việc liên minh với M5S. Do lại được quyền ra tranh cử ngay sau đó, và bực tức về các biện pháp cải cách tư pháp trong chương trình lãnh đạo chung của liên minh, ông Berlusconi thề thốt sẽ có lập trường « đối lập hợp lý và phê phán ».

Vai trò của tổng thống Ý sẽ ra sao ?

Khi từ chối bổ nhiệm ông Paolo Savona, kinh tế gia bài châu Âu, làm bộ trưởng Kinh Tế và Tài Chính, tổng thống Sergio Mattarella, do phe đa số trung tả tại Quốc Hội bầu ra, đã buộc hai đảng Lega và M5S phải dành chỗ trong chính phủ cho các nhân vật đủ khả năng trấn an Liên Hiệp Châu Âu.

Trong những tuần gần đây, ông Mattarella cũng đã nhắc lại rằng ông có thể trả lại Quốc Hội mọi đạo luật chủ trương tiêu tốn ngân sách nếu như không có những biện pháp bù đắp.

Là người bảo đảm cho việc nước Ý thực thi các cam kết quốc tế, ông sẽ cảnh giác theo dõi việc tôn trọng các hiệp ước, nhất là các hiệp ước của Liên Hiệp Châu Âu cũng như việc nước Ý rất gắn bó từ lâu nay với NATO.

Switch mode views: