Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Châu Âu tố cáo Nga tổ chức « tuyên truyền bóp méo thông tin »

Julian King
Ủy viên Châu Âu đặc trách vấn đề an ninh Julian King họp báo ngày 18/10/2017 tại Bruxelles, Bỉ.
Dario PIGNATELLI / AFP

Chính quyền Nga điều hành một chiến dịch tuyên truyền định hướng công luận tại các nước Tây phương theo hướng có lợi cho điện Kremlin…và rất « hiệu quả ».
 Trên đây là lời tố cáo của Ủy Ban Châu Âu tại Nghị Viện Châu Âu ngày 17/01/2018.

Trong cuộc thảo luận tại Nghị Viện Châu Âu về đề tài « Nước Nga và ảnh hưởng của chính sách tuyên truyền nhắm vào Liên Hiệp Châu Âu », ủy viên đặc trách an ninh Julian King đã khẳng định « chiến dịch bóp méo thông tin, tuyên truyền định hướng thân Kremlin là một chiến lược có phối hợp, cung cấp thật nhiều thông tin thất thiệt, cho thật nhiều kênh truyền thông với rất nhiều ngôn ngữ khác nhau và thật thường xuyên nếu có thể ».

Trong vòng ba năm, đơn vị chống tuyên truyền của Ủy Ban Châu Âu đã thu được 3500 tài liệu dối trá có lợi cho Kremlin.
Để củng cố cho lời tố cáo này, ủy viên an ninh Liên Hiệp Châu Âu Julian King cho biết « chính quyền Nga không hề giấu diếm mục tiêu của chiến dịch.

Trong học thuyết quân sự của Nga và qua các tuyên bố chính thức, các giới chức Nga gọi việc « tung tin giả, bóp méo sự thật để gây khuynh đảo là vũ khí chính đáng ».
 Mục đích của Nga là dùng chiến thuật « mưa lâu thấm đất ».
Nhiều cuộc thăm dò dư luận gần đây cho thấy nhiều người dân tây Âu chấp nhận thông tin định hướng của truyền thông Nga, cụ thể là hai kênh RT và Sputnik.

Theo AFP, cho đến gần đây, mối lo ngại phát xuất từ các nước Đông Âu cũ. Nhưng từ khi các tiết lộ về can thiệp của Nga vào bầu cử Mỹ, rồi bầu cử Quốc Hội Đức và tổng thống Pháp và mới đây là trưng cầu dân ý ở Catalunya ở Tây Ban Nha và trưng cầu dân ý Anh về Brexit, chiến dịch tuyên truyền của chính quyền Putin, qua trung gian tin giả đã gây lo âu cho toàn Liên Hiệp Châu Âu.

Dù vậy, Kremlin cũng được tiếng nói ủng hộ trong Nghị Viện Châu Âu. Trong phần tranh luận, một đại biểu Anh thuộc đảng cực hữu UKIP, đảng chủ trương Brexit, cho rằng «lập luận vụng về của Russia Today không nguy hiểm bằng tuyên truyền tinh vi của châu Âu.
Nhờ có đài của Nga mà đảng UKIP có thể phát biểu quan điểm trong khi BBC từ chối. Cám ơn Nga bảo vệ tự do ngôn luận ».

Switch mode views: