Ân Xá Quốc Tế lo ngại Interpol bị Trung Quốc thao túng
- Thứ Sáu, 29 tháng Chín năm 2017 16:53
- Tác Giả: Trọng Thành
Phái đoàn Mỹ tại cuộc họp của Interpol, Bắc Kinh, ngày 27/09/2017.
Reuters
Hội nghị thường niên lần thứ 86 của Tổ Chức Cảnh Sát Quốc Tế - Interpol đang diễn ra tại Trung Quốc, từ ngày 26/09/2017 đến cuối tuần này.
Việc Interpol hiện nằm dưới sự lãnh đạo của một thứ trưởng Công An Trung Quốc khiến giới bảo vệ nhân quyền hết sức lo ngại Bắc Kinh thao túng tổ chức này để đàn áp những người ly khai, thanh toán các đối thủ chính trị.
Trả lời RFI, ông Nicholas Bequelin, giám đốc khu vực của Ân Xá Quốc Tế nhận định :
« Tôi cho rằng Ân Xá Quốc Tế rất lo ngại về nguy cơ Trung Quốc thao túng Tổ Chức Cảnh Sát Quốc Tế, với việc bầu mộtthứ trưởng bộ Công An Trung Quốc (ông Mạnh Hoành Vĩ/Meng Hongwei), một cơ quan rất nổi tiếng về các xâm phạm nhân quyền. Đây là một dấu hiệu rất đáng lo ngại.
Không có quốc gia nào có quyền chứa chấp những kẻ phạm tội tham nhũng đến từ quốc gia khác.
Nhưng chúng ta có thể thấy là chiến dịch chống tham nhũng được tiến hành tại Trung Quốc bên ngoài khuôn khổ pháp luật.
Đọc thêm : Interpol dưới quyền Trung Quốc: Có đáng ngại?
Ủy ban kỷ luật của Đảng Cộng Sản lập ra một danh sách những người cần bị truy lùng ở nước ngoài. Và cũng chính tổ chức này tiến hành thẩm vấn.
Như vậy là Tổ Chức Cảnh Sát Quốc Tế đã phối hợp với các hoạt động được tiến hành ngoài khuôn khổ pháp luật tại Trung Quốc. Tôi tin rằng đây là điều mà cộng đồng quốc tế cần phải lên tiếng ».
Theo Reuters, đầu tháng 9, vừa qua, tổ chức bảo vệ nhân quyền HRW đã công bố một báo cáo, dựa trên phỏng vấn các giới chức Liên Hiệp Quốc, các nhà ngoại giao nước ngoài và nhiều đại diện của xã hội dân sự Trung Quốc.
Báo cáo mang tên « Cái giá của sự biện hộ quốc tế : Sự can thiệp của Trung Quốc vào các định chế nhân quyền của Liên Hiệp Quốc », cảnh báo là Bắc Kinh đang nỗ lực làm suy yếu năng lực bảo vệ nhân quyền của Liên Hiệp Quốc một cách có hệ thống và đàn áp tại Trung Quốc hiện nay là « khốc liệt nhất » kể từ phong trào Thiên An Môn 1989.
Việc Bắc Kinh kiểm duyệt tất cả những bài viết, hình ảnh về nhà tranh đấu Lưu Hiểu Ba, khôi nguyên Nobel hòa bình, qua đời trong nhà tù Trung Quốc vì căn bệnh ung thư hồi tháng 7, bất chấp các lời kêu gọi đưa ông ra nước ngoài chăm sóc, là một trong các dấu hiệu tiêu biểu cho tình trạng đàn áp hiện nay.
Tin mới
- Tổng Thống Philippines đổi giọng, ca ngợi ‘đồng minh’ Mỹ - 30/09/2017 01:28
- Washington ca ngợi Bắc Kinh trừng phạt Bình Nhưỡng - 30/09/2017 01:06
- LHQ yêu cầu Miến Điện cho tiếp cận nhân đạo giúp người Rohingya - 30/09/2017 00:49
- Nga và Thổ Nhĩ Kỳ muốn tăng cường hợp tác trong hồ sơ Syria - 30/09/2017 00:21
- Bắc Triều Tiên tuyên bố có hàng triệu thanh niên xin tòng quân - 30/09/2017 00:05
- Đàm phán Brexit : BruxellĐàm phán Brexit : Bruxelles chờ « phép lạ »es chờ « phép lạ » - 29/09/2017 23:55
- Macron và Merkel gặp nhau tại Tallin, Estonia - 29/09/2017 23:37
- Tây Ban Nha : Học sinh sinh viên biểu tình ủng hộ trưng cầu dân ý về độc lập của Catalunya - 29/09/2017 23:30
- Washington và Teheran : căng thẳng xoay quanh thỏa thuận hạt nhân Iran - 29/09/2017 23:23
- Mỹ: Bộ trưởng Y Tế phải trả lại tiền thâm lạm - 29/09/2017 23:08
Các tin khác
- Ngoại trưởng Mỹ đến Trung Quốc với trọng tâm là Bắc Triều Tiên - 28/09/2017 20:19
- Trung Quốc cố chiêu dụ các nước ASEAN - 28/09/2017 20:03
- Tướng Mỹ: Quốc gia đe dọa Mỹ nhất không phải là Triều Tiên - 28/09/2017 02:58
- Venezuela: Đối lập từ chối đàm phán với chính phủ - 28/09/2017 02:34
- Bruxelles hoan nghênh kế hoạch cải tổ châu Âu của tổng thống Pháp - 28/09/2017 02:27
- Thái Lan kết án cựu thủ tướng Yingluck 5 năm tù - 28/09/2017 02:19
- Ngoại trưởng Mỹ, Cuba trao đổi “thẳng thắn” các vụ tấn công thính giác - 28/09/2017 01:54
- Mỹ: Donald Trump hứa "giải quyết" khủng hoảng Bắc Triều Tiên - 27/09/2017 19:08
- Cam Bốt : Lãnh đạo đối lập Kem Sokha bị từ chối tại ngoại hầu tra - 27/09/2017 04:24
- Việt Nam đang lúng túng trong vụ Trịnh Xuân Thanh - 27/09/2017 02:18