Thượng đỉnh châu Âu - Trung Quốc bảo vệ hiệp định khí hậu Paris
- Thứ Năm, 01 tháng Sáu năm 2017 20:34
- Tác Giả: Thụy My
Các đại biểu tham dự COP21 Paris 2015 đang nhìn vào màn hình hiển thị bản đồ thế giới với các dị thường khí hậu, ngày 08/12/2015.
Mahe/File Photo
Liên Hiệp Châu Âu (EU) và Trung Quốc họp thượng đỉnh hôm nay 01/06/2017 tại Bruxelles, sẵn sàng bảo vệ hiệp định khí hậu Paris, trong lúc tổng thống Mỹ Donald Trump sắp loan báo việc Hoa Kỳ rút khỏi thỏa thuận quy mô này.
Dưới thời Obama, Bắc Kinh và Washington là hai cột trụ tích cực trong việc ký kết thỏa thuận khí hậu tháng 12/2015, theo đó 196 nước trên thế giới cam kết hạn chế hiện tượng biến đổi khí hậu.
Hôm nay tại Bruxelles, Trung Quốc cùng với EU tiếp tục khẳng định những cam kết trong hiệp định lịch sử này, với những biện pháp cụ thể.
Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh tổng thống Mỹ Donald Trump vào 19 giờ GMT hôm nay sẽ công bố quyết định về sự tham gia của Hoa Kỳ vào hiệp định khí hậu Paris. Theo báo chí Mỹ, ông Trump sẽ loan báo rút lui khỏi hiệp định.
Việc một trong những quốc gia gây ô nhiễm nhiều nhất thế giới rút khỏi hiệp định sẽ gây ảnh hưởng nặng nề cho công cuộc đấu tranh chống hiện tượng trái đất bị hâm nóng, chỉ một năm rưỡi sau thành công rực rỡ của COP 21 Paris.
Sự kiện này khiến hội nghị thường niên giữa EU và Trung Quốc bỗng chuyển sang một trọng tâm mới.
Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jean-Claude Juncker hôm qua cảnh báo, đó là « một hiệp ước quốc tế với các nghĩa vụ luật định », « nếu Hoa Kỳ muốn rút lui, sẽ mất rất nhiều năm ».
Hôm nay, chủ tịch Hội đồng Châu Âu Donald Tusk kêu gọi ông Donald Trump « không nên thay đổi chính sách về khí hậu để trở nên tệ hại hơn ».
EU đang xích gần lại với Trung Quốc trong hồ sơ khí hậu, vì sự chuyển đổi sang năng lượng tái tạo sẽ mang lại lợi ích kinh tế cho cả đôi bên.
Đức và Trung Quốc siết chặt quan hệ
Riêng về quan hệ song phương giữa Đức và Trung Quốc, thủ tướng Lý Khắc Cường hôm nay 01/06/2017 thăm Berlin, điểm đến đầu tiên của vòng công du châu Âu.
Trong thông cáo chung, thủ tướng Đức Angela Merkel cho rằng « Trung Quốc đã trở thành đối tác chiến lược quan trọng » trong quan hệ chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa.
Hai nhà lãnh đạo đã thảo luận về nhiều vấn đề gồm thương mại, đầu tư, các quyền dân sự, hồ sơ Bắc Triều Tiên và khí hậu.
Ông Lý Khắc Cường cho biết « kiên quyết » theo đuổi việc áp dụng hiệp định Paris.
Tin mới
- Trung Quốc: Doanh nghiệp nước ngoài phàn nàn bị phân biệt đối xử - 02/06/2017 16:39
- Châu Âu muốn cùng Trung Quốc đi đầu trong lĩnh vực khí hậu - 02/06/2017 16:32
- Philippines: Một sòng bạc tại Manila bị phóng hỏa, 36 người chết - 02/06/2017 15:59
- Khách Trung Quốc lại ‘đại náo’ phi trường Cam Ranh - 02/06/2017 01:00
- Putin: Tấn công điện toán có thể do ‘người Nga yêu nước’ tự ý thực hiện - 01/06/2017 21:57
- TT Trump quyết định: ‘Mỹ rút khỏi hiệp ước bảo vệ môi trường’ - 01/06/2017 21:51
- Putin bãi bỏ hầu hết biện pháp trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ - 01/06/2017 21:34
- Putin tiếp Modi nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế Nga-Ấn Độ - 01/06/2017 21:27
- Khí hậu: Thế giới hồi hộp chờ quyết định của Trump - 01/06/2017 21:19
- Pháp mở điều tra sơ bộ nhắm vào một bộ trưởng của Macron - 01/06/2017 20:58
Các tin khác
- Chuyên gia Mỹ: Trump không nên chỉ rập khuôn theo Obama về Biển Đông - 01/06/2017 20:10
- Việt Nam và Mỹ ký các hợp đồng nhiều tỉ đô la - 01/06/2017 14:29
- Chuyến đi thất bại của ông Phúc - 31/05/2017 21:37
- Căng thẳng giữa tổng thống Mỹ và thủ tướng Đức - 31/05/2017 20:20
- Pháp: Bị báo chí tố giác, một bộ trưởng không từ chức - 31/05/2017 19:20
- Hàng hiệu Ivanka Trump lại có chuyện ở Trung Quốc - 31/05/2017 19:06
- Ân Xá Quốc Tế tố cáo Pháp lạm dụng tình trạng khẩn cấp - 31/05/2017 17:11
- Quân đội Hàn Quốc giấu tổng thống thông tin về lá chắn tên lửa - 31/05/2017 17:03
- Ấn Độ bác đề nghị của Úc muốn tập trận chung - 31/05/2017 16:27
- Hệ thống quan sát dưới biển của Trung Quốc cũng nhằm theo dõi tàu ngầm - 31/05/2017 16:17