Bắc Kinh yêu cầu Paris bảo vệ công dân Trung Quốc
- Thứ Tư, 29 tháng Ba năm 2017 17:04
- Tác Giả: Trọng Nghĩa
Biểu tình chống bạo lực cảnh sát trước trụ sở cảnh sát quận 19, Paris, Pháp, ngày 28/03/2017.
GEOFFROY VAN DER HASSELT / AFP
Sau vụ một người Hoa bị cảnh sát Pháp bắn chết ở Paris hôm 26/03/2017, dẫn đến một cuộc biểu tình phản đối quy tụ khoảng 400 người vào hôm qua, 28/03, Bắc Kinh đã lên tiếng chính thức phản đối và yêu cầu Paris bảo đảm an toàn cho công dân Trung Quốc.
Theo phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh, Bắc Kinh đã chuyển khiếu nại chính thức đến chính quyền Pháp về vụ việc và kêu gọi Paris « bảo đảm an toàn và quyền lợi hợp pháp của công dân Trung Quốc tại Pháp, và xử lý phản ứng của người dân Trung Quốc trong vụ việc một cách hợp lý ».
Tờ Hoàn Cầu Thời Báo Trung Quốc vào hôm nay đã không ngần ngại lên tiếng tố cáo điều mà họ gọi là tâm lý kỳ thị chủng tộc trong ngành cảnh sát Pháp, và thái độ thờ ơ của công luận Pháp.
Theo hãng tin Pháp AFP, vụ việc bùng lên hôm Chủ Nhật vừa qua khi một người đàn ông Trung Quốc tên là Shaoyo Liu (56 tuổi) bị cảnh sát Pháp bắn chết tại nhà.
Nguồn tin cảnh sát cho biết là hàng xóm của nạn nhân đã báo cảnh sát một vụ cãi vã trong gia đinh. Khi cảnh sát đến nơi, Liu đã dùng dao tấn công nhân viên cảnh sát, làm người này bị thương, buộc nhân viên này phải nổ súng.
Gia đình nạn nhân đã bác bỏ lập luận của cảnh sát, cho biết là ông Liu đang « làm cá bằng một cây kéo » khi cảnh sát đến.
Sau khi vụ việc xẩy ra, liên tiếp trong hai đêm, hàng trăm người thuộc cộng đồng người Trung Quốc tại Pháp, và những người ủng hộ chống phân biệt chủng tộc, đã tập trung bên ngoài đồn cảnh sát ở quận 19 phía đông bắc Paris để phản đối.
Họ hô to khẩu hiệu « Cảnh sát sát nhân » và « Bất công ! Bất công ! ».
Biểu ngữ phản đối được căng lên ở một quảng trường nhỏ, bên dưới có hoa và nến để tưởng niệm người quá cố. Xô xát đã xẩy ra giữa một nhóm cực đoan với cảnh sát, kết quả là đã có khoảng một chục người bị câu lưu.
Cộng đồng người Trung Quốc tại Paris có khoảng từ 200.000 đến 300.000 người, trong số này có rất nhiều người đã đến Pháp từ thập niên 1980.
Tin mới
- Thủ tướng Đức Merkel không muốn có các cuộc đàm phán song song - 30/03/2017 23:22
- Đường vào Elysée : Nghịch lý Emmanuel Macron - 30/03/2017 22:29
- Trung Quốc đóng tầu đổ bộ tấn công cực lớn - 30/03/2017 22:05
- TQ đẩy mạnh nhập than Bắc Triều Tiên trước khi ra lệnh tạm dừng - 30/03/2017 22:00
- Cư dân mạng Trung Quốc kêu gọi tẩy chay hàng Pháp - 30/03/2017 21:29
- Biển Đông: ASEAN và Trung Quốc bàn về COC ở Cam Bốt - 30/03/2017 21:21
- Năng lượng, khí hậu : Trump muốn xóa dấu ấn của Obama - 29/03/2017 18:27
- Trung Quốc xác nhận vụ bắt giữ một nhà hoạt động nhân quyền Đài Loan - 29/03/2017 17:26
- Công du Indonesia, tổng thống Pháp ca ngợi Hồi Giáo “bao dung” - 29/03/2017 17:20
- Biển Đông : Manila và Bắc Kinh sẽ đàm phán trực tiếp vào tháng Năm - 29/03/2017 17:10
Các tin khác
- Miến Điện: Năm cầm quyền đầu tiên đầy khó khăn của Aung San Suu Kyi - 29/03/2017 16:16
- Liên Hiệp Anh bay vào vùng gió lốc - 29/03/2017 03:43
- Trung Quốc sẽ tăng lực lượng hải quân lên 100.000 người - 29/03/2017 02:31
- Malaysia muốn mua chiến đấu cơ Rafale của Pháp - 29/03/2017 02:24
- AMTI :Trung Quốc sẵn sàng bố trí chiến đấu cơ tại Trường Sa - 29/03/2017 02:01
- « Cuộc chiến bánh mì » dữ dội ở Venezuela - 28/03/2017 02:14
- Nga kết án tù nhà đối lập Navalny vì biểu tình chống tham nhũng - 28/03/2017 01:45
- Mỹ : Do đâu chính quyền Trump không khai tử được Obamacare ? - 28/03/2017 01:36
- Bầu cử tổng thống Pháp : Ứng viên Xã Hội kêu " bị đâm sau lưng" - 28/03/2017 00:54
- Chiến hạm lớn nhất của Nhật từ thời Đệ nhị thế chiến sẽ thăm Philippines - 28/03/2017 00:45