Trường Sa : Việt Nam phản đối Đài Loan diễn tập gần Ba Bình
- Thứ Tư, 30 tháng Mười Một năm 2016 14:24
- Tác Giả: Trọng Nghĩa
Một tàu tuần duyên Đài Loan tham gia diễn tập cứu hộ ngoài khơi đảo Ba Bình ngày 29/12/2016.
REUTERS/J.R Wu
Đúng một hôm sau khi Đài Loan tổ chức cuộc diễn tập cứu hộ tại khu vực đảo Itu Aba (Ba Bình theo tên gọi Việt Nam, Thái Bình theo cách gọi Đài Loan), thực thể do Đài Loan chiếm đóng tại vùng quần đảo Trường Sa, vào hôm qua, 29/11/2016, Việt Nam đã lên tiếng phản đối, xác định trở lại chủ quyền của Việt Nam trên thực thể này.
Trả lời báo chí liên quan đến cuộc diễn tập cứu hộ trên biển, mang tên gọi là Nam Viện 1 mà chính quyền Đài Loan tiến hành tại khu vực Ba Bình, vùng Trường Sa, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Việt Nam Lê Hải Bình đã lên tiếng « kiên quyết phản đối », cho rằng hành động của Đài Loan đã : « xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam, đe dọa hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải, gây căng thẳng và làm phức tạp tình hình ở Biển Đông ».
Như thông lệ, ông Lê Hải Bình nhắc lại quan điểm của Hà Nội theo đó , « Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và căn cứ pháp lý để khẳng định chủ quyền » trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, và yêu cầu Đài Bắc « không để tái diễn các hành động tương tự. »
Theo giới quan sát, trong lúc Việt Nam đã có phản ứng nhanh chóng và cứng rắn trước động thái của Đài Loan, Trung Quốc ngược lại hầu như không phản đối, mà chỉ nhắc lại rằng vùng Trường Sa mà Bắc Kinh gọi là Nam Sa, là « lãnh thổ không thể tách rời khỏi Trung Quốc ».
Điểm cần ghi nhận là cuộc diễn tập ở khu vực đảo Ba Bình có nội dung hoàn toàn nhân đạo, nhưng huy động một lực lượng hùng hậu gồm 3 máy bay không quân và 8 tầu hải quân và tuần duyên, đặc biệt là chiếc Cao Hùng (Kaohsiung) của Cảnh Sát Biển, trọng tải 3.000 tấn, và chiếc Bàn Thạch (Panshi) của Hải Quân, có cơ sở y tế tương đương với một bệnh viện dã chiến.
Mục tiêu của Đài Loan được cho là nhằm tái khẳng định các yêu sách chủ quyền của Đài Bắc đối với Biển Đông, những đòi hỏi cũng rộng khắp tương tự như Trung Quốc.
Mặt khác, theo như nhận định của chuyên gia Ian Storey tại viện nghiên cứu Đông Nam Á Yusof Ishak ở Singapore, chính quyền Đài Bắc rất bực tức trước việc Đài Loan bị xem thường trong vấn đề Biển Đông cho nên đã muốn cho thấy rằng họ cũng là một tác nhân không thể bị gạt qua một bên trong hồ sơ này.
Tin mới
- Trung Quốc quan ngại về thỏa thuận tình báo Nhật-Hàn - 01/12/2016 15:11
- Hàn Quốc : Đảng cầm quyền đòi tổng thống từ chức vào tháng Tư 2017 - 01/12/2016 14:57
- Mưa bão, gió lốc miền Nam nước Mỹ làm 5 người chết - 01/12/2016 02:24
- Hungary : Một người Syria nhập cư bị cáo buộc khủng bố - 01/12/2016 02:07
- Syria : LHQ lo ngại, thường dân di tản khỏi Aleppo - 01/12/2016 01:56
- Tro cốt Fidel Castro được đưa về Santiago - 01/12/2016 01:47
- Trung Quốc nổi giận với mạng lưới lừa đảo của Đài Loan - 30/11/2016 21:32
- Hàn Quốc : Các đảng đối lập thúc đẩy việc truất phế tổng thống - 30/11/2016 20:01
- Đài Loan muốn biến Ba Bình thành « trung tâm cứu hộ nhân đạo » - 30/11/2016 19:29
- Trung Quốc giúp Miến Điện tái lập trật tự ở biên giới - 30/11/2016 19:19
Các tin khác
- Lễ Tạ Ơn: Dân Mỹ dùng phone hoặc tablet mua sắm online tăng gấp đôi - 29/11/2016 20:16
- Donald Trump dọa hủy bình thường hóa quan hệ với Cuba - 29/11/2016 17:36
- Philippines : Đoàn xe tiền trạm của tổng thống bị phục kích - 29/11/2016 16:58
- Trung Quốc giới hạn đầu tư tiền tỷ ra nước ngoài - 29/11/2016 15:37
- Miến Điện bị áp lực lớn trong khu vực vì khủng hoảng người Rohingya - 29/11/2016 15:29
- Biển Đông : Đài Loan luyện tập cứu hộ tại đảo Ba Bình - 29/11/2016 15:21
- Việt Nam và Bắc Hàn để tang ông Fidel Castro - 28/11/2016 22:46
- Liên Hiệp Quốc điều tra về việc Thổ Nhĩ Kỳ tra tấn tù nhân - 28/11/2016 21:36
- Fidel Castro qua đời : Cuba bắt đầu tuần lễ quốc tang - 28/11/2016 21:15
- Fidel Castro, nhà xuất khẩu Cách mạng Cuba - 28/11/2016 21:05