Việt Nam : Đằng sau việc hoãn phê chuẩn TTP
- Thứ Sáu, 30 tháng Chín năm 2016 16:30
- Tác Giả: RFI
Một xưởng đóng ô tô của Việt Nam.
REUTERS
Việc Quốc Hội Việt Nam hoãn phê chuẩn Hiệp định TPP trong khóa họp cuối năm 2016 khiến nhiều nhà quan sát ngạc nhiên.
Điều gì ẩn đằng sau quyết định bất ngờ này, ông Lê Hồng Hiệp, Viện nghiên cứu Đông Nam Á ISEAS, có trụ sở tại Singapore, có bài phân tích trên tờ báo Anh ngữ Today online đăng tải hôm nay 29/09/2016.
Sau đây là phần lược dịch của RFI.
Điều khiến nhiều nhà quan sát ngạc nhiên là việc phê chuẩn Hiệp định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương không nằm trong lịch trình của kỳ họp thứ hai của Quốc Hội Việt Nam, dự kiến bắt đầu từ ngày 21/10.
Như vậy, thỏa thuận thương mại này sẽ không được Việt Nam phê chuẩn ít nhất là cho đến tháng 4 năm tới, khi Quốc Hội nhóm họp trở lại.
Tin này khiến nhiều đối tác TPP thất vọng, đặc biệt là khi Việt Nam được coi là phía được hưởng lợi nhiều nhất trong số 12 thành viên của Hiệp định.
Giải thích về quyết định này, chủ tịch Quốc Hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết để phê chuẩn « phải xem tình hình các nước », đặc biệt là kết quả bầu cử tổng thống Hoa Kỳ.
Rõ ràng sự bất trắc của cuộc bỏ phiếu tại Mỹ - với hai ứng cử viên chống TPP - là một lý do chủ yếu khiến Việt Nam dời lại ngày phê chuẩn Hiệp định.
Chính quyền Việt Nam không muốn bị lâm vào tình trạng lúng túng sau này, trong trường hợp Washington không thông qua TPP.
Hà Nội cũng đồng thời lo ngại việc phê chuẩn sớm TPP sẽ khiến Bắc Kinh tức giận một cách không cần thiết, bởi chính quyền Trung Quốc vốn coi TPP là một kế hoạch của Hoa Kỳ nhằm khống chế Trung Quốc về kinh tế và trên bình diện chiến lược.
Việt Nam đã sẵn sàng thực thi TPP
Xét về trong nước, trên thực tế Việt Nam đã sẵn sàng cho việc thực thi TPP. Các cuộc cải cách trong khu vực doanh nghiệp có vốn nhà nước đã được thúc đẩy trong thời gian gần đây.
Các quan chức Việt Nam khẳng định rằng dù có hay không TPP, Việt Nam cũng sẽ tiếp tục thực thi các cải cách để cải thiện môi trường đầu tư, cho khớp với các tiêu chuẩn của TPP.
Trong khi chờ đợi, các luật mới như Luật Đầu tư 2014 và Luật Doanh nghiệp 2014 đã hội nhập các tiêu chuẩn, quy định và quy tắc của TPP để tạo điều kiện cho việc thực thi Hiệp định này một khi TPP có hiệu lực. Một số luật khác có thể vẫn còn phải sửa đổi để phù hợp với TPP.
Tuy nhiên, cho dù việc xem xét lại một số luật có thể đòi hỏi thêm thời gian, điều này không cản trở việc Việt Nam phê chuẩn hiệp định.
Trong trường hợp phê chuẩn, các quy định của TPP sẽ có giá trị pháp lý cao hơn và sẽ được áp dụng ngay lập tức.
Hoãn phê chuẩn không phải là thay đổi chính sách
Nhìn chung, Việt Nam cần đến TPP để thúc đẩy kinh tế, đang bị chậm lại kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008,… trong khi khu vực kinh tế nhà nước và tư nhân hoạt động kém hiệu quả.
Cùng lúc đó là những nguy cơ rất lớn như hệ thống ngân hàng yếu kém, mức nợ xấu cao hay thâm hụt ngân sách tăng vọt…
Về mặt chính trị, căn cứ vào một số tiền lệ lịch sử như phong trào Công Đoàn Đoàn Kết dẫn đến sự sụp đổ của chế độ cộng sản tại Ba Lan cuối những năm 1980, một điều có thể khiến chính quyền Việt Nam lo ngại là TPP bảo vệ quyền thành lập công đoàn độc lập của người lao động.
Tuy nhiên, sự hậu thuẫn mạnh mẽ của Ban Chấp Hành Trung Ương đối với TPP có nghĩa là đảng Cộng Sản Việt Nam không coi việc áp dụng quy định này là một mối đe dọa chính đối với họ.
Trên thực tế, Quốc Hội Việt Nam đã có kế hoạch xem xét lại bộ luật Lao Động vào năm tới để tạo điều kiện cho việc thực thi thỏa thuận TPP trong vấn đề này.
Bên cạnh đó, Việt Nam sẽ nhận được các hỗ trợ từ phía các thành viên TPP khác và có một giai đoạn 5 năm quá độ - kể từ khi Hiệp định có hiệu lực - trước khi buộc phải thực hiện đầy đủ các quy định của TPP.
Cụ thể là Hoa Kỳ có một kế hoạch thúc đẩy quan hệ Thương mại và Lao động song phương với Việt Nam (Plan for the Enhancement of Trade and Labor Relations) để hỗ trợ Hà Nội trong lĩnh vực này.
Tóm lại, theo tác giả bài viết, quyết định của Việt Nam hoãn việc phê chuẩn TPP là vấn đề lịch trình hành động hơn là một sự thay đổi trong chính sách.
Tuy nhiên, điều tác giả lấy làm tiếc là Việt Nam đã không phối hợp với một số đối tác TPP khác như Nhật Bản và Singapore, để chính thức phê chuẩn TPP trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ tháng 11.
Bởi điều này sẽ là một áp lực với Washington và là một hậu thuẫn cho tổng thống Obama trong việc đưa TPP ra phê chuẩn tại Quốc Hội Mỹ trong khóa họp cuối cùng của năm nay, trước khi ông mãn nhiệm.
Tin mới
- Nobel kinh tế Robert Shiller : Chưa có ai lừa đảo như Trump - 30/09/2016 23:33
- Chiến đấu cơ Pháp xuất kích từ hàng không mẫu hạm oanh kích Daech - 30/09/2016 22:21
- Gần 4.000 thường dân thiệt mạng do Nga không kích - 30/09/2016 21:35
- Tầu thăm dò Rosetta « tự sát » trên sao chổi Tchouri - 30/09/2016 21:22
- Ấn Độ di tản hàng ngàn dân làng sát biên giới Pakistan - 30/09/2016 20:38
- Trung Quốc : Cựu bí thư Quảng Châu bị tù chung thân vì tham nhũng - 30/09/2016 20:19
- Hàn Quốc chận tàu cá Trung Quốc, ba ngư dân chết ngạt - 30/09/2016 20:12
- Hàn Quốc chuyển vị trí đặt lá chắn tên lửa THAAD - 30/09/2016 17:10
- Ashton Carter : Quan hệ Mỹ-Philippines vẫn rất vững chắc - 30/09/2016 17:05
- Lập trường Biển Đông của tổng thống Philippines : Trắc nghiệm Hà Nội - 30/09/2016 16:58
Các tin khác
- Ban Ki -Moon: Ném bom vào bệnh viên ở Syria là tội ác chiến tranh - 29/09/2016 20:13
- Nga tuyên bố tiếp tục không kích ở Syria - 29/09/2016 20:03
- Mỹ gởi thêm hơn 600 quân qua Irak chuẩn bị tái chiếm Mossoul - 29/09/2016 18:41
- Trung Quốc cảnh cáo Nhật Bản tham gia tuần tra Biển Đông - 29/09/2016 15:58
- Trung Quốc hứa hợp tác với Liên Hiệp Quốc về nhân quyền - 29/09/2016 15:45
- Biển Đông : Nhật Bản và Singapore kêu gọi tôn trọng luật pháp quốc tế - 29/09/2016 15:21
- Tranh luận Tổng thống thật nóng bỏng – ai thắng ai? - 29/09/2016 02:12
- Ngưỡng nghèo khó : Tiêu chí 2 đô la/ngày đã là đủ ? - 28/09/2016 19:47
- Shimon Peres, khuôn mặt hiện diện suốt chiều dài lịch sử Israel - 28/09/2016 19:30
- Điều tra quốc tế : Chuyến bay MH17 bị tên lửa Nga bắn rơi - 28/09/2016 18:12