Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Liệu Việt Nam có đệ đơn kiện Trung Quốc về Biển Đông?

biendong-viet-trung

Một chiếc tàu hải cảnh Trung Quốc (P) sử dụng vòi rồng tấn công tầu hải cảnh Việt Biển trên Biển Đông, gần quần đảo Hoàng Sa. Ảnh chụp ngày 03/05/2014.
Reuters/Vietnam Marine Guard

Hà Nội vẫn còn có thể đưa Bắc Kinh ra tòa. Song liệu Việt Nam có theo bước Philippines sử dụng tòa trọng tài quốc tế để đệ đơn kiện Trung Quốc trước những đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ quá đáng tại Biển Đông?

Câu hỏi này được nhà nghiên cứu Shawn W. Crispin tìm cách giải thích trong bài viết đăng trên website The Diplomat ngày 03/08/2016.

Vài tuần sau khi Toà Án Trọng Tài Thường Trực La Haye (PCA) đưa ra phán quyết có lợi cho Philippines vào ngày 12/07/2016 và bác bỏ yêu sách “đường chín đoạn” (còn gọi là "đường lưỡi bò") của Trung Quốc, các nhà lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam đang chịu áp lực đòi hỏi tận dụng tiền lệ này để tuyên bố những đòi hỏi riêng của mình đối với quần đảo Hoàng Sa tranh chấp.

Trong một bản thông cáo, bộ Ngoại Giao Việt Nam hoan nghênh phán quyết rất được mong đợi của tòa La Haye và cho rằng phán quyết trên “hỗ trợ mạnh mẽ” việc giải quyết tranh chấp ở Biển Đông thông qua “các biện pháp hòa bình, bao gồm các thủ tục ngoại giao và pháp lý”.

Bản tuyên bố cũng tái khẳng định đòi hỏi chủ quyền của Việt Nam với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa chiểu theo Công ước năm 1982 của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS).

Sau đó, các phương tiện truyền thông nhà nước đã đăng tải một loạt các ý kiến của các quan chức địa phương và các chuyên gia. Những người này lập luận rằng có thể kiện Trung Quốc ra Tòa Trọng Tài La Haye.

Các chuyên gia pháp lý đánh giá phán quyết của tòa đã củng cố lập trường của Việt Nam đối với Trung Quốc.
Trước hết, quyết định không công nhận “đường chín đoạn” của Trung Quốc bao trùm lên hết các đảo và đá tại Biển Đông mà Bắc Kinh khẳng định có “quyền lịch sử” chiểu theo luật UNCLOS và những khẳng định đòi hỏi chủ quyền này không có cơ sở pháp lý.

Thứ hai, Tòa Trọng Tài cho rằng không một thực thể nào đang có tranh chấp tại quần đảo Trường Sa có đủ tiêu chí hợp pháp để được coi là “đảo”.

Điều này dẫn đến việc vô hiệu hoá tuyên bố của Bắc Kinh về vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý (EEZ), tính từ các thực thể mà Trung Quốc đang kiểm soát đến các đảo đang có tranh chấp với các nước khác trong khu vực.
Trong khi đó, Việt Nam không đòi hỏi vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý ở hai quần đảo Trường Sa hay Hoàng Sa.

Phán quyết của tòa PCA về Biển Đông, tiền lệ cho tranh chấp ở Hoàng Sa?

Trong một bài viết trên báo điện tử Giáo Dục ngày 22/07, ông Trần Công Trục, nguyên trưởng Ban Biên Giới Chính Phủ, đánh giá phán quyết của Tòa La Haye đã cung cấp đầy đủ căn cứ pháp lý cho Việt Nam để đưa Trung Quốc ra Tòa Trọng Tài Thường Trực.

Căn cứ theo phán quyết của PCA bác bỏ tuyên bố đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa, ông Trần Công Trục viết rằng các lập luận pháp lý về cấu tạo của một “hòn đảo” cũng phải được áp dụng tại quần đảo Hoàng Sa để ngăn chặn đòi hỏi vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc.

Cần phải nhắc lại là quần đảo Hoàng Sa đã không được đề cập trong đơn khiếu nại của Philippines.

Tiến sĩ Trần Công Trục cũng lập luận Việt Nam có thể dùng hành động hợp pháp chống lại những vụ lạm dụng liên tục của ngư dân Trung Quốc, kể cả trường hợp giết hại ngư dân Việt Nam và đâm chìm tàu thuyền của họ trong quần đảo tranh chấp.

Vị cựu quan chức cấp cao đồng thời cũng khuyên thận trọng, phản ánh rõ tâm lý tránh đối đầu trực diện với Bắc Kinh của lãnh đạo của đảng Cộng Sản Việt Nam.

Ông viết : “Còn lúc nào Việt Nam nên khởi kiện Trung Quốc thì cần tính toán kỹ, thích hợp với môi trường chính trị, điều kiện chính trị cho phép.
 Phải tính đến những ảnh hưởng của việc khởi kiện, nó có làm tăng thêm căng thẳng đối đầu hay không?”.

Ông cũng cho rằng “không tòa án nào mạnh bằng tòa án công luận .
 Có thể thấy Trung Quốc đang phải đối mặt với phiên tòa công luận còn căng thẳng hơn rất nhiều phiên tòa pháp lý mà nước này từ chối tham gia.

Càng vùng vẫy chống đối thì càng cho thấy cách hành xử không giống ai và tự cô lập mình khỏi cộng đồng quốc tế.
 Sức mạnh của công luận lớn hơn rất nhiều so với sức mạnh cường quyền và áp đặt”.

Theo các nhà phân tích, nếu Bắc Kinh chấp nhận cơ sở pháp lý của phán quyết La Haye, thì sẽ không còn bất kỳ khu vực chồng lấn nào giữa vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam với bản đồ đường chín đoạn của Trung Quốc.

Cho đến nay, Trung Quốc vẫn ngang ngạnh chống lại phán quyết của Tòa Trọng Tài (nhưng không mang tính ràng buộc), bao gồm cả quyết định áp dụng được về mặt pháp lý đối với Hoàng Sa, theo đó “quần đảo Trường Sa không thể tạo ra các vùng biển chung như một khối”.

Trung Quốc tự "khoanh" vùng EEZ 200 hải lý ở Hoàng Sa

Trung Quốc từng sử dụng vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý ngoài khơi quần đảo Hoàng Sa mà nước này tự nhận để đưa giàn khoan HD-981 vào năm 2014 vào khu vực biển mà Việt Nam tuyên bố có chủ quyền.

Sự kiện này đã dẫn đến một loạt cuộc biểu tình chống Trung Quốc, mà đỉnh điểm là một cuộc bạo loạn tại miền Trung Việt Nam. Từ đó, mối quan hệ song phương trở nên xấu hơn.

Trong một bài bình luận, nhà phân tích Tạ Diễm Mai (Xie Yan Mei), thuộc nhóm International Crisis Group, viết: “Các dấu hiệu gần đây Trung Quốc không có ý định lùi bước trong những tuyên bố về quyền lịch sử đối với “đường chín đoạn”, nơi tập trung cả quyền lợi về thủy sản, cũng như các nguồn nhiên liệu.

 Những đòi hỏi chủ quyền đối với vùng biển nằm bên trong “đường lưỡi bò” cho thấy Trung Quốc có thể xem xét vẽ một đường cơ sở xung quanh toàn bộ chuỗi đảo Trường Sa, tiếp theo là tuyên bố có chủ quyền đối với khu vực bên trong “đường lưỡi bò”, đồng thời đòi quyền hàng hải bên ngoài khu vực này”.

Vài ngày trước khi Tòa Trọng Tài đưa ra phán quyết, Hà Nội cáo buộc lực lượng hải cảnh Trung Quốc đánh chìm một tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam gần quần đảo Hoàng Sa.
Báo cáo cho biết các ngư dân phải vật lộn trong nước nhiều giờ trước khi một tàu đánh cá khác của Việt Nam được phép vào để cứu họ.

Trong một sự kiện khác xảy ra ngày 21/07, chỉ vài ngày sau khi Tòa La Haye ra phán quyết, các tàu tuần tra biên phòng Việt Nam đã đuổi sáu tàu cá Trung Quốc ra khỏi vùng biển ngoài khơi tỉnh Quảng Bình, cũng gần quần đảo Hoàng Sa.

Các cơ quan truyền thông nhà nước Việt Nam nêu lên chính xác vĩ độ và kinh độ của các tầu cá Trung Quốc khi xâm nhập trái phép.
 Tốp tầu cá Trung Quốc đánh bắt trái phép tại vị trí cách đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) khoảng 20 hải lý, cách phía tây đường giới hạn đánh cá chung 10 hải lý.

Chủ ý xâm phạm của Trung Quốc trước và sau phán quyết của Tòa La Haye đã khiến các nhà hoạt động và đảng viên cùng chung hướng đoàn kết dân tộc.
 Ông Nguyễn Thiện Nhân, ủy viên bộ chính trị kiêm chủ tịch Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, phát biểu trước Quốc Hội ngày 20/07 rằng công chúng ngày càng lo ngại về sự quấy rối của Trung Quốc đối với ngư dân Việt Nam tại các ngư trường truyền thống của đất nước.

Ông cũng nhấn mạnh chính phủ cần phải có những “hành động khẩn cấp” để đấu tranh chống chủ nghĩa bành trướng và quân sự hóa của Trung Quốc tại các quần đảo đang có tranh chấp.
 Chủ tịch Mặt Trận Tổ Quốc cũng miêu tả những hành vi gần đây của Trung Quốc là “vi phạm nghiêm trọng” chủ quyền quốc gia.

Quan điểm này đã được ông Lê Công Định mở rộng. Trong một bài viết gần đây, vị luật sư này bình luận : “Phán quyết của Tòa Trọng Tài đặt chính phủ Việt Nam và đảng Cộng Sản Việt Nam vào một vị thế khó khăn : Từ giờ, họ không còn có thể làm những gì họ muốn, có nghĩa là duy trì những cuộc đàm phán song phương với Trung Quốc để giải quyết tranh chấp hàng hải.

Như đã được phản ánh trong phán quyết của tòa trọng tài, giải quyết tranh chấp Biển Đông và bước khởi đầu các thủ tục tố tụng pháp lý chống lại Trung Quốc đã trở thành một vấn đề quốc tế. Đây là điều mà dân tộc Việt Nam muốn và đảng cũng như chính phủ Việt Nam phải lắng nghe nhu cầu của họ”.

Switch mode views: