Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Lấy lý do an ninh, Lào không tổ chức Diễn Đàn Nhân Dân ASEAN

Asean-Lao

Nhân viên an ninh bảo vệ Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN tại Vientiane ngày 25/07/2016. Lấy lý do không bảo đảm an ninh, Lào không cho tổ chức Diễn Đàn Nhân Dân ASEAN 2016.
REUTERS/Jorge Silva

Từ ngày 02/08 đến 05/08/2016, Diễn Đàn Nhân Dân của Hiệp hội các nước Đông Nam Á mở ra tại Dili Đông Timor.

Diễn đàn này hội tụ tất cả các tổ chức phi chính phủ trong vùng, để họ bày tỏ công khai quan điểm về vấn đề xã hội dân sự, trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN, diễn ra vào đầu tháng 9 tại Vientiane Lào.

Mặc dù không cho tổ chức diễn đàn với lý do không bảo đảm được an ninh, nhưng Lào vẫn cố gắng tìm cách thao túng diễn đàn, nhằm o ép các tổ chức xã hội dân sự ở trong nước.

RFI Tiếng Việt cùng với thông tín viên trong khu vực Đông Nam Á, Arnaud Dubus đến với sự kiện đang diễn ra khá sôi động này tại Đông Timor.

RFI: Xin chào thông tín viên Arnaud Dubus, trước hết anh có thể cho biết tại sao Diễn Đàn Nhân Dân của ASEAN lại diễn ra tại Đông Timor chứ không phải tại Lào như theo lẽ thường khi nước này là chủ tịch luân phiên ASEAN ?

Arnaud Dubus: Đúng vậy, đây là lần đầu tiên từ khi ra đời Diễn Đàn Nhân Dân ASEAN không diễn ra tại quốc gia làm chủ tịch luân phiên.
Lý do thật đơn giản. Lào cho biết họ không thể bảo đảm an ninh cho các đại diện của xã hội dân sự Lào.

Vientiane thậm chí còn dẫn ra ví dụ trường hợp của nhà lãnh đạo xã hội dân sự nổi tiếng của Lào Sombath Somphone, bị mất tích hồi tháng 12 năm 2012 khi ông bị cảnh sát câu lưu. Từ đó đến nay người ta không hề thấy ông xuất hiện trở lại.

Điều này có vẻ phi lý, bởi Lào có thể bảo đảm an ninh cho các nguyên thủ Quốc gia đến dự thượng đỉnh vậy thì làm sao mà họ lại không thể lo được chuyện an toàn cho các lãnh đạo của các tổ chức phi chính phủ.
Lý do đưa ra càng có vẻ như là một ẩn ý đe dọa nhất là khi người ta biết rằng chính quyền Lào bị nghi ngờ đứng đằng sau vụ mất tích của nhà hoạt động Sombath Somphone.

Diễn Đàn Nhân Dân ASEAN như vậy đã phải diễn ra tại Đông Timor. Quốc gia này đang muốn gia nhập ASEAN và cũng là một trong những quốc gian dân chủ nhất trong vùng.

Tổ chức diễn đàn này, sau khi Lào từ chối là dịp tốt để chính quyền Dili chứng tỏ cam kết ủng hộ dân chủ đồng thời thể hiện quyết tâm muốn tham dự vào các hoạt động của ASEAN.

Dường như các tổ chức xã hội dân sự Lào có mặt tại Diễn Đàn Dili cũng phải chịu nhiều sức ép của chính phủ Vientiane. Cụ thể những sức ép đó là gì thưa anh ?
Arnaud Dubus : Vâng , ngay cả khi diễn đàn được tổ chức tại Đông Timor, ủy ban tổ chức của Lào vẫn kiểm soát chương trình nghị sự và các cuộc thảo luận.

 Cũng cần phải giải thích thêm là, có nhiều tổ chức phi chính phủ ở Lào là những tổ chức mà người ta vẫn gọi bằng tên tiếng Anh viết tắt là GONGOs, tức là các tổ chức phi chính phủ bị chính phủ kiểm soát chặt chẽ.

Tuy nhiên cũng có những tổ chức xã hội dân sự thực thụ tại Lào và các đại diện của họ cũng có mặt tại diễn đàn Dili. Nhưng những người này vẫn sợ vì có nhưng nhân viên của chính phủ Lào trá hình trong vỏ bọc đại điện của tổ chức phi chính phủ.

Một thí dụ hùng hồn đó là ông Sombath Somphone, bị mất tích từ năm 2012, người từng được trao giải thưởng có uy tín Magsaysay và ông cũng là lãnh đạo quan trọng nhất của xã hội dân sự Lào trong vòng 30 năm qua, thế nhưng những đại diện của Lào tham dự Diễn Đàn Nhân Dân lần này đã chỉ trích gay gắt ông.

Một trong số họ là ông Cher Her, phó chủ tịch của ủy ban tổ chức Diễn Đàn Nhân Dân đã phát biểu rằng : Các tổ chức xã hội dân sự Lào đã mất mặt vì Sombath Somphone.

Một đại diện khác của Lào còn nói rằng nếu như nguồn hỗ trợ tài chính từ bên ngoài cho các tổ chức phi chính phủ Lào giảm đi đó là vì Sombath Somphone.

Kết thúc hội nghị, Diễn Đàn Nhân Dân ASEAN sẽ phải ra một thông cáo cuối cùng, nhưng nội dung của văn kiện này đã bắt đầu gây tranh cãi từ bây giờ,điều này có đúng không ?

Arnaud Dubus: Đúng vậy. Tuyên bố cuối cùng đã được một số thành viên của ban tổ chức soạn thảo ngay cả trước khi Diễn Đàn Nhân Dân khai mạc. Nó đã được phân phát cho các chính phủ thành viên ASEAN trước khi diễn đàn Dili mở ra.
 Việc này là nhằm loại bỏ làn sóng phản đối của các tổ chức phi chính phủ nhất là của các nước như Thái Lan, Cam Bốt và Philippines.

Nhiều tổ chức đã từ chối ký vào thông cáo kết thúc diễn đàn và họ muốn đề xuất một tuyên bố bên cạnh thông cáo chung đó.
Cuộc đọ sức như vậy đang diễn ra trong các cuộc thảo luận tại Dili. Nhưng tuyên bố chung đã được phân phát cho các chính phủ ASEAN như là sự đã rồi.

Tất nhiên trong tuyên bối cuối cùng này, với nội dung khá chung chung và thận trọng, không hề hề có dòng nào về vụ mất tích của nhà hoạt động Sombath Somphone.
Có thể nói, như vậy thì cuối cùng, độ tin cậy của Diễn Đàn Nhân Dân của ASEAN đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng ?

Arnaud Dubus : Vâng, đó là vấn đề cốt lõi. Nhiều đại diện của các tổ chức phi chính phủ ý thức được điều đó. Cũng vì điều đó mà họ đấu tranh để cứu vớt tinh thần của Diễn Đàn Nhân Dân ASEAN.

Tham dự vào các cuộc họp đầu tiên của Diễn Đàn Nhân Dân trong những năm 1990, tôi vẫn nhớ cái không khí rất tự do, tiến bộ trong những diễn đàn đầu tiên đó.
Năm tới, Diễn Đàn Nhân Dân ASEAN sẽ họp tại Philippines, chắc chắn khi đó các cuộc họp sẽ diễn ra trong bầu không khí khác so với Diễn Đàn Dili khi Lào là chủ tịch ASEAN.

Switch mode views: