Syria: Mỹ, Nga vẫn giằng co về số phận Bachar al Assad
- Thứ Ba, 17 tháng Năm năm 2016 20:50
- Tác Giả: Tú Anh
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (P) và Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov họp báo tại Vienna (Áo) ngày 17/05/2016.
REUTERS/Leonhard Foeger
Số phận của tổng thống Syria vẫn chưa được giải quyết. Đây là điểm bất đồng lớn nhất giữa Nga và Tây Phương.
Theo các nhà ngoại giao Châu Âu, tình trạng bế tắc hiện nay bắt nguồn từ thái độ thiếu cứng rắn của Mỹ đối với Nga.
Sự kiện Hoa Kỳ bất lực không thuyết phục được Nga bỏ rơi nhà độc tài Syria Bachar al Assad đã gây thất vọng cho các nước châu Âu.
Trên đây là nhận định của Reuters vào lúc Nhóm Quốc Tế Ủng Hộ Syria, gồm 17 quốc gia và 3 tổ chức do Hoa Kỳ và Nga dẫn đầu, họp tại Vienna và ngày hôm nay 17/05 để « thúc đẩy tiến trình chuyển đổi chính trị ».
Cuộc chiến từ năm năm qua đã làm hơn 250 ngàn người chết, phân nửa dân Syria biến thành người tị nạn. Chính quyền Damas chỉ tồn tại được là nhờ có Nga can thiệp trên không, chiến binh Iran và Hezbollah-Liban đánh trên bộ.
Liên Hiệp Quốc đã thông qua một « lộ trình » chấm dứt chiến tranh : ngưng bắn, đàm phán giữa chính quyền và phe nổi dậy được Tây Phương hậu thuẫn, lập chính phủ chuyển tiếp và tổng tuyển cử.
Nhưng cuộc đàm phán song phương Mỹ-Nga không mang lại kết quả cụ thế về việc thực thi tiến trình này.
Philip Gordon, nguyên là cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống Barack Obama, nhìn nhận là trong nội bộ chính quyền đảng Dân Chủ, có rất nhiều người trong một thời gian dài đã « đánh giá thấp » quyết tâm của chính quyền Nga không để cho chế độ Damas sụp đổ.
Matxcơva đã nói rõ là chưa sẵn sàng để xảy ra biến cố này.
Do vậy, một nhân vật cao cấp trong Liên Hiệp Quốc, xin giấu tên, đề nghị là phải chọn một mô hình « chuyển tiếp » khác, để thuyết phục đối lập võ trang buông súng và thương thuyết.
Thế nhưng, giai đoạn đàm phán song phương giữa hai phe Syria chỉ mới ở bước đầu tại Genève với lập trường cách biệt quá lớn.
Bởi vì Mỹ và Nga không thành công thúc giục « đồng minh Syria » của mình thu ngắn cách biệt, cho nên phải trở lại công thức đa phương.
Sự hợp tác của Nga cho phép đạt được lệnh ngưng bắn mong manh trên chiến trường nhưng ở điểm then chốt chính trị là số phận tổng thống Syria thì Matxcơva vẫn còn nói « niet ».
Một nhà ngoại giao châu Âu nhắc lại là khi đích thân Ngoại trưởng John Kerry tham gia vào tiến trình đàm phán, ông hy vọng và tin tưởng rằng Nga sẽ quyết định nhanh chóng và chế độ Damas sẽ tham gia vào tiến trình chính trị.
Thế nhưng, cản lực lớn nhất là do thái độ ngần ngại hay do việc Mỹ không đủ khả năng đương đầu với nước Nga của Putin, càng ngày càng tự tin hơn.
Theo một số nhà quan sát, tổng thống Obama đã mất khả năng răn đe khi, vào năm 2013, ông bỏ ý định dùng vũ lực trừng phạt Damas về tội đã sát hại dân bằng vũ khí hóa học.
Washington cũng thường xuyên gây sức ép với đối lập hơn là Matxcơva đối với chế độ Damas, theo nhận định của các nhân viên Liên Hiệp Quốc theo dõi hồ sơ và đại diện đối lập Syria.
Thế mà, theo khẳng định của một viên chức tình báo của Mỹ, tổng thống Vladimir Putin đã sẵn sàng bỏ rơi Bachar al Assad để đổi lấy hai điều kiện : Syria ổn định và hải quân Nga có quyền sử dụng lâu dài quân cảng Tartous.
Putin không còn tin vào khả năng lãnh đạo của nhà độc tài Syria và đang tìm một giải pháp mới, nhưng chưa tìm ra.
Không để bị Hoa Kỳ đặt vào vai trò thứ yếu, Liên Hiệp Châu Âu quyết định tham gia chặt chẽ hơn vào vòng đàm phán để giải quyết cuộc xung đột trước khi hàng triệu người tràn ngập châu Âu xin tị nạn.
Tin mới
- Hồng Kông biểu tình phản đối chủ tịch quốc hội Trung Quốc - 18/05/2016 16:51
- Bắc Tiều Tiên cử người giầu kinh nghiệm làm ngoại trưởng - 18/05/2016 16:45
- Hoa Kỳ muốn Philippines tiếp tục con đường Nhà nước pháp quyền - 18/05/2016 16:39
- Hoa Kỳ tăng thuế nhập khẩu thép của Trung Quốc lên trên 500% - 18/05/2016 15:59
- Hoa Kỳ giảm nhẹ trừng phạt Miến Điện - 18/05/2016 15:54
- Alberta : Sơ tán thêm nhiều cơ sở khai thác dầu - 17/05/2016 22:11
- Quốc tế gia tăng hậu thuẩn chính phủ Libya - 17/05/2016 21:42
- Bầu cử Mỹ : Donald Trump không chịu công khai thu nhập - 17/05/2016 21:36
- Hy Lạp bị chê trách về điều kiện tạm giữ dân nhập cư - 17/05/2016 21:05
- Bầu cử Mỹ: Bà Clinton dựa vào chồng để chinh phục cử tri Kentucky - 17/05/2016 20:58
Các tin khác
- Pháp: Phong trào chống luật lao động tiếp diễn - 17/05/2016 20:39
- Loving hay tình yêu cấm kỵ thời Mỹ còn kỳ thị màu da - 17/05/2016 20:12
- Báo chí Trung Quốc: Cách Mạng Văn Hóa sẽ không bao giờ lặp lại - 17/05/2016 18:31
- Trung Quốc tuyên bố không hề "chiếm" bãi Scarborough của Philippines - 17/05/2016 18:25
- Việt Nam và Nga tăng cường hợp tác khai thác dầu khí - 17/05/2016 16:09
- Báo chí Mỹ nói về chuyến đi của Obama ở Việt Nam - 17/05/2016 15:56
- Trên 1.000 người tháp tùng ông Obama - 17/05/2016 15:41
- Tỷ phú Trump chĩa mũi dùi vào lãnh đạo Anh - 16/05/2016 19:37
- Nghi án Olympic Tokyo 2020 : Thủ tướng Nhật hứa hợp tác với Pháp - 16/05/2016 16:47
- Trung Quốc đổ hàng tỷ đô la vào thị trường bất động sản Mỹ - 16/05/2016 16:07