Pháp nhiều hy vọng giành hợp đồng đóng tàu ngầm cho Úc
- Thứ Ba, 26 tháng Tư năm 2016 00:31
- Tác Giả: Thụy My
Tàu ngầm Nhật Bản Soryu. Ảnh minh họa.
REUTERS/Japan Maritime Self-Defense Force/Handout via Reuters/Fi
Cuộc chạy đua giữa các nhà sản xuất Pháp, Đức, Nhật giành hợp đồng khổng lồ trị giá 50 tỉ đô la Úc nhằm cung cấp tàu ngầm cho Canberra đang gần đến hồi kết.
Theo báo chí Úc ngày 22/04/2016 Tokyo hầu như thua cuộc.
Nước Úc muốn tăng gấp đôi số lượng tàu ngầm hiện có, lên 24 chiếc.
Hợp đồng này có giá trị tương đương 34,5 tỉ euro, nhằm thay thế đội tàu ngầm Collins chạy bằng diesel và điện hiện nay bằng đội tàu thế hệ mới.
Tập đoàn hàng hải quốc phòng Pháp DCNS, tập đoàn Đức ThyssenKrupp Marine Systems (TKMS) và một tập đoàn do Mitsubishi Heavy Industries lãnh đạo với sự hỗ trợ của chính phủ Nhật đều muốn giành được hợp đồng. Ủy ban an ninh quốc gia của chính phủ Úc đã họp lại trong tuần này để cân nhắc và quyết định sẽ được loan báo trong tuần tới.
Theo tờ The Australian, dự án của Pháp được coi là có khả năng lớn nhất, còn đề nghị của Nhật thuộc loại yếu nhất. DCNS giới thiệu phiên bản quy ước của tàu ngầm Barracuda, ThyssenKrupp đưa ra loại Type 216, còn Nhật là tàu ngầm Soryu.
Tờ Wall Street Journal (WSJ) tuần này dẫn một nguồn tin thông thạo cho biết Nhật Bản tuy nhiều tháng qua được coi là ưu tiên, nhưng nay gần như bị gạt ra ngoài.
Canberra cho rằng nếu chọn tàu ngầm Nhật sẽ là « rủi ro đáng kể », vì Tokyo thiếu kinh nghiệm đóng tàu ở nước ngoài. Còn tập đoàn Đức ThyssenKrupp thì vẫn có hy vọng.
Autralian Broadcasting Corporation ngày 21/04/2016 đưa tin, Tokyo dự định sẽ can thiệp ở cấp cao để hỗ trợ cho hồ sơ Nhật.
Theo AFP, dù sao đi nữa vấn đề chính trị nội bộ của nước Úc đóng vai trò rất lớn trong việc đưa ra quyết định cuối cùng, vì cuộc bầu cử Quốc Hội trước thời hạn sẽ diễn ra vào đầu tháng Bảy tới.
Canberra muốn bảo đảm rằng phần lớn việc đóng tàu ngầm được thực hiện tại Úc để khai thác tối đa nhân lực trong nước, và cả ba tập đoàn cạnh tranh đều hứa sẽ dành một phần hay toàn bộ quy trình sản xuất trên đất Úc.
Tin mới
- Hơn nửa triệu người tẩy chay Target về phòng vệ sinh - 26/04/2016 23:29
- Thống đốc California bán biệt thự, dân đổ xô đến xem - 26/04/2016 23:20
- Đông Nam Á đua nhau mua chiến đấu cơ phản lực để chống Trung Quốc - 26/04/2016 23:10
- Ả Rập Xê Út : Cải tổ để tránh phụ thuộc vào dầu mỏ - 26/04/2016 20:02
- Thêm một tàu chiến Nhật ghé cảng Philippines - 26/04/2016 19:55
- Mỹ loan báo đã tuần tra qua 13 nước để khẳng định tự do hàng hải - 26/04/2016 19:47
- Biển Đông : Cam Bốt phủ nhận đã thỏa thuận riêng với Trung Quốc - 26/04/2016 19:37
- Bầu cử Quốc hội Việt Nam : Nhiều ứng cử viên độc lập bị loại - 26/04/2016 19:25
- Ngoại trưởng J. Kerry dự hội thảo về chiến tranh Việt Nam ở Texas - 26/04/2016 19:18
- Bầu cử Mỹ : Cruz và Kasich hợp sức chặn đường Trump - 26/04/2016 01:12
Các tin khác
- Trung Quốc, thị trường xe hơi hấp dẫn - 26/04/2016 00:12
- Việt Nam : Ván cờ ngoại giao ở Vịnh Cam Ranh - 26/04/2016 00:05
- Mỹ-Nhật-Hàn cảnh cáo Bắc Triều Tiên về ý đồ thử hạt nhân lần nữa - 19/04/2016 20:49
- Báo chí quốc tế nói gì về chuyến đi Trường Sa của tướng Trung Quốc? - 17/04/2016 15:53
- Biển Baltic : Mỹ lại tố cáo Nga cho Su-27 khiêu khích phi cơ Mỹ - 17/04/2016 15:49
- Đài Loan « chọc tức » Trung Quốc, thả nghi can được Malaysia trả về - 17/04/2016 15:46
- Bắc Triều Tiên chuẩn bị thử hạt nhân lần thứ năm - 17/04/2016 15:43
- Panama Papers soi rọi vào những góc tối của Hồng Kông - 16/04/2016 02:56
- Lượng tiền người Việt chuyển ra nước ngoài tăng đột biến - 14/04/2016 23:20
- Tình Bạn Trân Trọng - 14/04/2016 23:13