Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Panama Papers : 3 trong số 7 ủy viên thường trực Bộ Chính Trị Trung Quốc bị liên lụy

CSTQ

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, thủ tướng Lý Khắc Cường cùng các vị lãnh đạo khác đến dự phiên họp Quốc hội ngày 08/03/2016.
REUTERS/Jason Lee

Trung Quốc tiếp tục bối rối vì vụ tai tiếng Panama Papers. Theo tiết lộ của báo New York Times, 3 trong số 7 ủy viên thường trực Bộ Chính Trị Trung Quốc đương nhiệm bị liên lụy.
 Thân nhân của những nhân vật này có tên trong danh sách vừa được tiết lộ hôm đầu tuần.

Ba nhân vật đầy uy quyền trong hàng ngũ đảng Cộng Sản Trung Quốc gồm chủ tịch Tập Cận Bình, trưởng ban tuyên giáo Trung ương Lưu vân Sơn, phó thủ tướng Trương Cao Lệ.
Bản thân phó thủ tướng Trung Quốc họ Trương là con rể cố chủ tịch Đặng Tiểu Bình.

Theo nhật báo Mỹ, New York Times số ra ngày 06/04/2016, con rể ông Trương Cao Lệ trực tiếp nắm giữ 3 công ty bình phong hoạt động tại thiên đường thuế khóa quần đảo Virgin được đặt dưới quyền kiểm soát của vương quốc Anh.

 Liên quan đến ông Lưu Vân Sơn, nhân vật đứng thứ 5 trong ban Thường Vụ Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Trung Quốc, con dâu của ông làm chủ và điều hành một công ty Trung Quốc cũng trên quần đảo này.

Nhân vật lãnh đạo số 1 Trung Quốc hiện nay, ông Tập Cận Bình, cũng bị liên lụy do ông anh rể Đặng Gia Quý.

Ông Đặng là một trong những thân chủ của tổ hợp luật sư Panama, Mossak Fonseca.
Theo tiết lộ điều tra năm 2009, khi Tập Cận Bình còn đang ủy viên thường trực Bộ Chính Trị, ông Đặng Gia Quý là cổ đông duy nhất của hai công ty đóng trên quần đảo Virgin.
Mối liên hệ này được hãng tin Bloomberg phát hiện từ năm 2012, và phơi bày ra ánh sáng vài tháng trước khi ông Tập lên lãnh đạo đất nước và phát động chiến dịch chống tham nhũng với quy mô lớn.

Bên cạnh ba tên tuổi trong Bộ Chính Trị nói trên, một số cựu lãnh đạo Trung Quốc cũng đang bị tai tiếng.
Trong số này phải kể đến phó chủ tịch Trung Quốc trong giai đoạn từ 2002 đến 2007, Tăng Khánh Hồng : Anh trai ông Tăng có tên trong danh sách đen.

Nhiều nhân vật khác đã lập công ty bình phong ở hải ngoại, trong số đó phải kể đến con trai cố tổng bí thư Hồ Diệu Bang ; cháu gái của cựu ủy viên Bộ Chính Trị Trung Quốc Giả Khánh Lâm.

Về phần cựu thủ tướng Lý Bằng, người được mệnh danh là « tên đồ tể của Thiên An Môn », con gái của vị này, bà Lý Tiểu Lâm, đã ngự trị trên thị trường điện lực Trung Quốc.
Cùng chồng, bà lập hãng Cofic Investment năm 1994.
Theo lời luật sư đại diện cho bà Lý Tiểu Lâm, công ty của bà đứng ra làm môi giới cho các dịch vụ chuyển trang thiết bị công nghiệp của châu Âu sang thị trường Trung Quốc.

Ngoài ra 1/3 các công ty bình phong sử dụng dịch vụ của Mossak Fonseca là các tập đoàn Trung Quốc và trong số các chủ nhân của những công ty này, thường xuất hiện tên tuổi là con cháu của hay gia đình của các nhà lãnh đạo Trung Quốc.
 

Switch mode views: