Giới công nghiệp châu Âu không muốn Trung Quốc có quy chế thị trường
- Thứ Ba, 09 tháng Hai năm 2016 00:43
- Tác Giả: Trọng Thành
Một bãi trữ nhôm ở Giang Tô, Trung Quốc.
Reuters
Hôm nay, 08/02/2016, theo AFP, Aegis – một liên minh các hiệp hội công nghiệp châu Âu – ra tuyên bố kêu gọi các nghị sĩ và các quốc gia thành viên không cấp quy chế kinh tế thị trường cho Trung Quốc, bởi lo sợ hàng hóa trợ giá của Trung Quốc tràn ngập châu Âu, làm sụp đổ nhiều ngành công nghiệp chủ yếu, trong đó có luyện kim.
Bản tuyên bố của Aegis mang tên « Tuyên ngôn công nghiệp châu Âu, vì một nền thương mại tự do và công bằng ».
Aegis là liên minh của hơn 30 hiệp hội công nghiệp luyện kim, nhôm hoặc gốm, sử dụng tổng cộng gần 3,5 triệu nhân công.
Theo tổ chức này, nếu Trung Quốc được cấp quy chế thị trường, thì các ngành công nghiệp này của châu Âu sẽ tàn lụi trong vòng ba đến năm năm tới.
Đại diện của hơn 30 hiệp hội công nghiệp châu Âu dự kiến sẽ tuần hành vào giữa tháng 2 tại Bruxelles.
Bộ trưởng Kinh Tế châu Âu gửi thư
Cũng hôm nay, nhiều bộ trưởng Kinh Tế châu Âu gửi một thư chung đến Ủy Ban Châu Âu, cảnh báo « một nguy cơ lớn và nhãn tiền, đưa ngành luyện kim châu Âu đến chỗ sụp đổ », do việc Trung Quốc trợ giá cho hàng xuất khẩu, và tình trạng sản xuất dư thừa trên thế giới.
Từ giữa tháng Giêng 2016, Bruxelles bắt đầu bàn thảo về khả năng cấp quy chế thị trường cho Trung Quốc, thời gian thảo luận dự kiến sẽ kéo dài gần một năm.
Nếu Trung Quốc đạt được quy chế này, hàng hóa Trung Quốc sẽ được giảm thuế mạnh.
Trung Quốc trở thành thành viên của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới vào năm 2001, nhưng với tư cách « nền kinh tế phi thị trường ».
Hiện tại Bắc Kinh đang phải chịu 52 sắc thuế trừng phạt của Liên Hiệp Châu Âu, dưới hình thức thuế bổ sung, chủ yếu liên quan đến các ngành nghề nói trên.
Tin mới
- Quân đội Syria chuẩn bị bao vây Aleppo - 10/02/2016 01:25
- Ý nghĩa TPP đối với các cường quốc Mỹ – Trung – Nga - 10/02/2016 00:34
- Hồi giáo cực đoan xâm nhập phát triển mạnh tại Nga - 09/02/2016 20:49
- Khủng hoảng tị nạn Syria: Berlin và Ankara muốn NATO hỗ trợ - 09/02/2016 20:42
- Mỹ : Bỏ phiếu đề cử ứng viên tổng thống tại New Hampshire - 09/02/2016 20:13
- Mỹ - Nhật – Hàn bàn biện pháp đối phó với Bắc Triều Tiên - 09/02/2016 20:07
- Ngoại trưởng Philippines Rosario từ chức - 09/02/2016 19:35
- Bắc Triều Tiên: « Không thể loại trừ khả năng quân đội làm đảo chính » - 09/02/2016 16:51
- Thổ Nhĩ Kỳ chưa quyết định mở cửa cho người tị nạn - 09/02/2016 06:47
- Hồ sơ nhập cư: Pháp-Đức trấn an châu Âu - 09/02/2016 06:38
Các tin khác
- Biển Đông : Mỹ đối mặt với nguy cơ bị Trung Quốc chọc mù - 09/02/2016 00:34
- Miến Điện : Bầu tổng thống khởi sự ngày 17/03 - 09/02/2016 00:26
- Việt Nam sau Đại hội Đảng 12 ra sao ? - 09/02/2016 00:19
- Bất bình Bắc Kinh, Mỹ đưa lá chắn đến Hàn Quốc - 08/02/2016 18:50
- Nhật chuyển giao công nghệ chế tạo tàu ngầm cho Úc - 08/02/2016 17:57
- Chiêm tinh Hồng Kông : Biển Đông năm Khỉ sẽ dậy sóng nhưng có giải pháp - 08/02/2016 17:50
- Bầu cử Mỹ: Đảng Dân Chủ định thay bà Clinton bằng ông Biden ? - 08/02/2016 02:54
- Mỹ kêu gọi chấm dứt oanh kích tại Syria, Nga bác bỏ - 08/02/2016 02:45
- Châu Âu không hưởng ứng phong trào Pegida bài đạo Hồi - 08/02/2016 02:36
- Malaysia: Cảnh sát lên mạng xã hội cảnh cáo người đả kích thủ tướng - 08/02/2016 00:00