Đức : Ngày càng đông người tị nạn Irak thất vọng quyết định hồi hương
- Chúa Nhật, 31 tháng Giêng năm 2016 04:47
- Tác Giả: Anh Vũ
Một máy bay của Iraqi Airways từ Berlin đưa người tị nạn Irak hồi hương về Erbil, ngày 27/01/2016.
REUTERS/Fabrizio Bensch
Vốn được coi là miền đất hứa của di dân, năm ngoái Đức đã đón tiếp lượng người tị nạn kỷ lục hơn một triệu, trong đó có hàng chục nghìn người đến từ Irak.
Mặc dù đã phải trả giá rất đắt để đến được nước Đức, nhưng cuối cùng rất nhiều người Irak bắt đầu thất vọng.
Không còn đủ kiên nhẫn chờ xét quy chế tị nạn, họ chọn con đường hồi hương tự nguyện.
Thông tín viên Pascal Thibault tại Berlin ghi nhận thực tế này :
Alaa Hadrous quản lý một văn phòng du lịch gần trung tâm đăng ký xin tị nạn tại Berlin.
Với vị trí gần gũi, cộng với nói tiếng Ả Rập, văn phòng của anh thành điểm trao đổi của nhiều người Irak đang quyết định trở về nhà mặc cho họ đã phải trải qua một hành trình dài, đau đớn và tốn kém mới đến được nước Đức.
Từ tháng Giêng đến tháng Mười năm ngoái, đã có 150 người đến đại sứ quán và các cơ quan lãnh sự Irak tại Đức xin làm giấy tờ để có thể trở về nhà. Nhưng chỉ trong hai tháng 11 và 12 số người như vậy đã là 1.250 người.
Tại Berlin, có hãng hàng không Iraqi Airways thực hiện chuyến bay hàng tuần với thành phố Erbil và Bagdad.
Ông Alaa Hadrous cho biết : “ Bắt đầu từ cách đây bốn tháng, đến nay các yêu cầu hồi hương không ngừng tăng.
Nhiều người bị sốc khi phải chờ đợi ngoài trời nhiều ngày sau khi đến đây mới có thể được đăng ký.
Sau đó họ được đưa đến trú tạm các nhà thi đấu thể thao hay các hộ dân. Tôi đã cố giải thích cho họ về tình hình chung và nước Đức bị quá tải vì đón tiếp quá đông người tị nạn".
Qua mạng xã hội, nước Đức được giới thiệu với dân di cư như là một miền đất hứa, nơi họ sẽ được cấp ngay nhà ở, có trợ cấp và thậm chí sau đó được cấp cả xe hơi.
Những người đã đến nơi, đôi khi họ vẽ lên cho bạn bè, cha mẹ ở Irak một bức tranh tươi sáng hơn thực tế rất nhiều.
Bị thất vọng bởi thời gian xét duyệt quy chế tị nạn và các điều kiện trú thân, nhiều người đã bỏ cuộc, xin hồi hương.
Vé trở về Irak là 300 euro được chính quyền Đức hoặc bản thân những người muốn về thanh toán.
Tin mới
- Đảng Dân Tiến nắm ghế chủ tịch Nghị viện Đài Loan - 01/02/2016 13:50
- Miến Điện : Phe dân chủ chính thức nắm đa số ở Quốc hội - 01/02/2016 13:44
- Bầu cử tổng thống Mỹ : « Lá phiếu » của New York Times - 31/01/2016 22:44
- Ankara lại tố cáo Nga xâm phạm không phận Thổ Nhĩ Kỳ - 31/01/2016 22:37
- Miến Điện : Các tân nghị sĩ chuẩn bị nhậm chức - 31/01/2016 22:24
- Tham nhũng : Malaysia hứa hợp tác với tư pháp Thụy Sĩ - 31/01/2016 22:16
- Nhật Bản tăng cường không lực tại Hoa Đông - 31/01/2016 22:08
- Thụy Điển: Côn đồ cực hũu tấn công dân nhập cư ở Stockholm - 31/01/2016 21:46
- Trung Quốc giận dữ trước việc tàu Mỹ tuần tra gần đảo Tri Tôn, Hoàng Sa - 31/01/2016 21:40
- California : Một tù nhân gốc Việt vượt ngục đã đầu thú - 31/01/2016 05:23
Các tin khác
- Đàm phán hòa bình Syria : Đối lập chấp nhận tham gia - 30/01/2016 17:27
- Biển Hoa Đông và Biển Đông : Bắc Kinh lại « cay cú » Mỹ - 30/01/2016 17:17
- Hồng Kông : Tự do báo chí bị đánh giá tụt hậu trong năm 2015 - 30/01/2016 17:10
- Tư pháp Thụy Sĩ điều tra tham nhũng liên quan tới thủ tướng Malaysia - 30/01/2016 17:05
- Pháp và Iran ký nhiều hợp đồng lớn - 30/01/2016 00:40
- Bắc Triều Tiên lại chuẩn bị thử tên lửa đạn đạo - 30/01/2016 00:33
- Trung Quốc xử tù 3 nhà đối lập bất bạo động - 30/01/2016 00:25
- Miến Điện : Phiên họp cuối cùng của Nghị viện thân quân đội - 29/01/2016 19:09
- Biển Đông : Tổng thống Đài Loan đưa ra « lộ trình » hòa bình - 29/01/2016 18:25
- Vụ người bán sách Hồng Kông mất tích : Cảnh sát Thụy Điển đến Thái Lan - 29/01/2016 18:19