Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Rạn nứt nghiêm trọng tại Đại hội Đảng: nỗi sợ hãi của Nguyễn Phú Trọng đã thành hiện thực

tong bi thu nguyen phu trong


Theo thông tin chính thức, 35/68 đoàn đại biểu tham dự Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XII đã đề cử Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào Ban chấp hành Trung ương khóa XII.

Số đề cử này đã biến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thành người có số đề cử cao nhất trong số hơn 60 người do Đại hội đề cử.
Những người này nằm ngoài danh sách Ban chấp hành Trung ương khóa 11 giới thiệu.

Tuy nhiên, hiện giờ theo thông tin nội bộ con số chính xác đã đề cử Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là 38/68 đoàn.

Hiện Đại hội đang rà soát lại sự nhầm lẫn trong khâu thống kê số đoàn đề cử Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Ngày mai sẽ có thông tin chính thức về danh tính 3 đoàn đã bị “bỏ quên” và thông tin về khả năng 3 đoàn có “kiện” hay không “kiện” đòi giải thích chính thức cho sự sai lệch này.

3 đề cử không phải là quá lớn và cũng không thay đổi gì được tình hình của ngày làm việc hôm nay.
Tuy nhiên nó cho thấy sự sợ hãi đang ngày một lớn dần của đương kim Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Bất chấp các thủ đoạn của Nguyễn Phú Trọng, sự ủng hộ của các đại biểu dành cho đương kim Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vẫn nằm ngoài tầm kiểm soát.

Theo thông tin từ rất nhiều các đại biểu nhắn ra ngoài, một loạt các đệ tử thân tín của Nguyễn Phú Trọng mà dẫn đầu là Tô Huy Rứa, Đinh Thế Huynh, Vương Đình Huệ, Vũ Ngọc Hoàng, Nguyễn Xuân Phúc… đi gặp từng người có quyền đề cử để vận động.

 Nội dung cơ bản là “Em nghĩ kỹ chưa? Em còn tương lai, em làm vậy là khiến Đại hội không tập trung, gây mất đoàn kết. Như thế không tốt cho sự nghiệp của em”.
Đối với các Trưởng, Phó đoàn những nhân vật này đến tận phòng tặng phong bì chúc Tết và khuyên nhủ cá nhân.

Hài hước nhất là trường hợp Nguyễn Xuân Phúc. Phúc hứa với tất cả các tỉnh chưa có sân bay nếu ủng hộ Phúc chắc chắn Phúc sẽ “cho” một dự án sân bay tại địa phương.

Sau khi trao đổi bên ngoài, các Đại biểu được Phúc vận động đùa nhau rằng chắc hẳn nếu không thất hứa Phúc sẽ đi vào lịch sử với tư cách một Thủ tướng “sân bay hóa” đất nước.

Tư cách cá nhân kém cỏi, cách hành xử bất chấp và trình độ hạn chế của Nguyễn Phú Trọng cộng thêm cách “quản thúc” Đại biểu như trên đã gây sự bất bình và sự phản ứng mạnh mẽ.

Chính vì thế mọi toan tính đã phản tác dụng khi các Đại biểu đã dũng cảm thể hiện chính kiến của mình.
Dù đều biết quy định 244 và những đề cử này là công khai nhưng họ vẫn đề cử Nguyễn Tấn Dũng bất chấp những nguy hiểm có thể phải gánh chịu.

Như vậy trái với thông tin của một loạt các cơ quan báo chí chính thống, việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng xin rút không hề làm uy tín và vai trò chính trị của ông suy giảm.

Trước khi hoạt động đề cử theo nguyên tắc dân chủ của Đảng diễn ra, nhiều phát ngôn của các quan chức đã nhấn mạnh việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về nghỉ là điều tất yếu.

Nổi bật trong các hoạt động tuyên truyền này là các ông Vũ Ngọc Hoàng (Phó ban thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương), ông Võ Tiến Trung (Giám đốc Học viện Quốc phòng)…

Thực tế đây là hoạt động tuyên truyền chưa từng có trong tiền lệ các Đại hội Đảng.
Thông thường thông tin về các ứng viên trong danh sách giới thiệu của Ban Chấp hành Trung ương thường không được công khai.

Do đó hoàn toàn không cần thiết phải để các quan chức đương nhiệm phải tập trung lên tiếng giải thích cho việc xin rút của một cá nhân.
 Việc tuyên truyền này thể hiện sự thiếu tự tin trong công tác nhân sự cũng như thể hiện rõ mong muốn áp đặt suy nghĩ và áp đặt lá phiếu của các Đại biểu tham dự Hội nghị.

Tuy nhiên bất chấp những hành động mang tính trù dập cá nhân trên, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vẫn giành được sự ủng hộ cao nhất từ các đoàn tham dự Đại hội.
Trong một không gian rộng mở hơn, trên các mạng xã hội Thủ tướng cũng là người được dư luận dành nhiều tình cảm và hy vọng.

 Các cuộc bỏ phiếu ảo do cộng đồng mạng tổ chức cho thấy ông giành được một sự tín nhiệm vượt trội so với các thành viên còn lại trong tứ trụ.
 Điều đặc biệt hơn Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, người đang được tuyên truyền là nhận sự ủng hộ cao nhất của Trung ương lại là người nhận được sự ủng hộ thấp nhất trong các cuộc “thăm dò dư luận” của các tầng lớp dân chúng.

Ngay sau khi có kết quả đề cử, Nguyễn Phú Trọng đã chỉ đạo bộ máy tuyên truyền trong nước truyền thông dày đặc theo hai hướng tôn trọng ý kiến xin nghỉ của các đồng chí trong Bộ Chính trị và Ban chấp hành Trung ương thống nhất cao với việc chỉ có duy nhất một ứng viên cho chức Tổng Bí thư là Nguyễn Phú Trọng.

Tuy nhiên Đại hội đang đi theo những xu hướng nằm ngoài khả năng kiểm soát của Nguyễn Phú Trọng cùng các đồng minh.
Trước đó, bằng cách sử dụng những quy định trái với điều lệ Đảng, đương kim Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã giành được lợi thế tuyệt đối trong việc tranh chức Tổng bí thư.

Đại tướng Lê Đức Anh, Chủ tịch Mặt trận tổ quốc Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Bùi Thanh Quyến… cùng nhiều đại biểu khác đã có những ý kiến gay gắt phản đối những hành động phản bội các nguyên tắc cơ bản của Đảng và yêu cầu ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ.

Cũng nên nhắc lại rằng ông Nguyễn Phú Trọng năm nay đã 72 tuổi và là người có số tuổi cao nhất trong Ban chấp hành Trung ương Đảng.
 Cũng theo chính ông Trọng người làm Tổng Bí thư phải có yếu tố “không tham quyền cố vị”.


Switch mode views: