LHQ hành động chống đói nghèo và biến đổi khí hậu
- Thứ Hai, 03 tháng Tám năm 2015 22:08
- Tác Giả: Thu Hằng
Liên Hiệp Quốc hôm qua, 02/08/2015, đã đưa ra một bản kế hoạch hành động để xóa bỏ tình trạng đói nghèo trên thế giới từ giờ tới năm 2030.
Các nước thành viên Liên Hiệp Quốc hôm qua, 02/08/2015, đã đưa ra một bản kế hoạch hành động để xóa bỏ tình trạng đói nghèo trên thế giới từ giờ tới năm 2030, đồng thời vẫn làm chủ được về tình trạng trái đất nóng lên.
Kế hoạch 15 năm trên thay thế chương trình « Các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ » được đưa ra vào năm 2000 và sẽ kết thúc vào cuối năm nay.
Sau một tuần đàm phán căng thẳng tại trụ sở của Liên Hiệp Quốc tại New York, các nhà ngoại giao và chuyên gia của 193 nước thành viên đã thông qua một dự án dài khoảng 30 trang với tên gọi : « Biến đổi hành tinh chúng ta, chương trình phát triển bền vững từ nay tới năm 2030 ».
Chương trình bao gồm 17 mục tiêu phát triển bền vững được chia thành 169 « mục tiêu nhỏ ».
Điểm đầu tiên là « loại trừ nạn nghèo đói dưới bất kỳ hình thức nào trên toàn thế giới ».
Một tỉ người đang sống dưới ngưỡng 1,25 đô la mỗi ngày, trong đó có khu vực châu Phi Nam Sahara và châu Á.
Tiếp theo, chương trình cũng nhấn mạnh tới việc thay đổi khí hậu mà các nước nghèo trên thế giới là những nạn nhân chịu ảnh hưởng trực tiếp nhất.
Bản kế hoạch đầy tham vọng trên sẽ được các chính phủ và Nguyên thủ quốc gia chính thức thông qua vào ngày 26 và 27 tháng 9 tới tại New York, bên lề khóa họp thường niên của Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc, và sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2016.
Chương trình « Mục tiêu phát triển bền vững » trên tiếp tục công việc của « Các mục tiêu Thiên niên kỷ » với các chủ đề truyền thống về kinh tế và xã hội (y tế, giáo dục, an toàn thực phẩm) nhưng được nêu chi tiết hơn.
Bản kế hoạch nêu rõ, cần phải « cho phép mọi người sống trong tình trạng sức khỏe tốt », « đảm bảo rằng mọi người đều được hưởng nền giáo dục có chất lượng » và « tiến tới bình đẳng giới » đồng thời loại bỏ mọi hình thức phân biệt và bạo lực đối với phụ nữ.
Ngoài ra, cần phải giảm tình trạng bất công, « tạo việc làm phù hợp cho tất cả mọi người », « các hình thức sản xuất và tiêu thụ bền vững » và « các xã hội bình an và rộng mở cho mọi người » vì, hòa bình, phát triển cũng với chính sách quản lý tốt đồng hành với nhau.
Mục tiêu số 13 buộc các chính phủ « phải tiến hành khẩn cấp các biện pháp nhằm chống tình trạng biến đổi khí hậu và những hệ lụy của vấn đề này ».
Các nhà lãnh đạo tại Liên Hiệp Quốc nhấn mạnh mối liên hệ với quá trình đàm phán biến đổi khí hậu sắp diễn ra vào cuối tháng 12 tới tại Paris, dù đây là hai chủ đề tách biệt nhau.
Bản tài liệu cũng kêu gọi các bên tham gia tại Paris đạt được « một hiệp định về khí hậu với nhiều mục tiêu lớn và mang tính chất toàn cầu ».
Kế hoạch hành động gồm 17 điểm sẽ do các quốc gia quyết định cách thức để đạt được mục tiêu.
Nhưng sẽ có « các chỉ số » cho phép đánh giá những tiến bộ đạt được và để đảm bảo « công việc theo dõi một cách có hệ thống ».
Văn kiện viết : « Thế hệ chúng ta là thế hệ cuối cùng xóa bỏ tình trạng đói nghèo, và chúng ta là những người cuối cùng có một cơ may cứu hành tinh của chúng ta ».
Đồng tổ chức các cuộc đàm phán về bản kế hoạch mới với Ai Len, Đại sứ Kenya tại Liên Hiệp Quốc đánh giá « đây là một thời điểm lịch sử ».
Còn một đại sự phương Tây nhận định : « Dù đây là khuôn khổ một chương trình tự nguyện, nhưng lại là một lời cam kết về mặt chính trị có ý nghĩa rất lớn ».
Một trong những điểm nổi bật của văn kiện là ý tưởng « không ai bị bỏ rơi ». « Chúng ta có nhiệm vụ nâng đỡ những nước còn đang thụt lùi ».
Chìa khóa cho thành công của dự án là một khoản kinh phí khổng lồ.
Một cuộc hội thảo quốc tế được tổ chức tại Addis Abeba vào trung tuần tháng Bẩy vừa qua đã đưa ra con số 2.500 tỉ đô là trải dài trong vòng 15 năm.
Trên nguyên tắc, các quốc gia giầu có thể sẽ đóng góp ít nhất 0,7% GDP của nước mình để giúp các nước nghèo, tuy nhiên, vẫn có rất ít cường quốc làm được việc này.
Vì vậy, các doanh nghiệp, tập đoàn quốc tế và lĩnh vực tư nhân cũng được kêu gọi lòng hảo tâm, vì nhiều quốc gia buộc phải cắt giảm bớt ngân sách hỗ trợ phát triển do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế.
Tin mới
- Bắc Cực: Nga đòi chủ quyền trên 1,2 triệu km2 - 06/08/2015 02:23
- Bắc Kinh đề nghị Mỹ giúp chống Hồi giáo cực đoan ở Tân Cương - 05/08/2015 18:11
- Tokyo đòi Mỹ điều tra về vụ NSA theo dõi Nhật Bản - 05/08/2015 16:14
- Lịch trình làm việc của Ngoại trưởng Kerry tại Việt Nam - 05/08/2015 16:02
- Biển Đông : Mỹ muốn Trung Quốc dừng các hoạt động "có vấn đề" - 05/08/2015 15:45
- MH370 : Vỏ sò bám mảnh vỡ có thể giúp giải tỏa bí ẩn - 04/08/2015 20:00
- Úc dự trù ngân sách hàng chục tỷ đô la đóng tàu cho Hải quân - 04/08/2015 19:17
- Philippines kêu gọi Mỹ thảo luận về Biển Đông tại ARF - 04/08/2015 19:09
- Ngoại trưởng Mỹ : Hiệp định TPP sắp hoàn tất - 04/08/2015 15:44
- Hiệp định tự do mậu dịch : Việt Nam- Châu Âu đạt thỏa thuận nguyên tắc - 04/08/2015 15:33
Các tin khác
- Trung Quốc :Chứng khoán lại rơi, sản xuất thấp nhất từ 2 năm qua. - 03/08/2015 21:20
- Căng thẳng biên giới Việt Nam-Cam Bốt và nhân tố Trung Quốc - 03/08/2015 20:36
- Trung Quốc tịch thu trên 5.000 chai rượu pha Viagra - 03/08/2015 16:54
- Chủ tịch Hạ viện Úc phải từ chức vì « lạm dụng công quỹ » - 03/08/2015 16:47
- Báo Nhật: Tokyo tư vấn Việt Nam chọn lò phản ứng hạt nhân - 03/08/2015 16:37
- Trung Quốc không muốn bàn về Biển Đông tại ARF - 03/08/2015 16:05
- Mỹ tuyên bố tiêm kích F-35B đã sẵn sàng chiến đấu - 03/08/2015 05:39
- Mốt thuốc giảm cân và tình dục: Châu Âu thiệt hại nặng vì hàng giả - 03/08/2015 00:37
- Angelina Jolie đến Miến Điện thăm các công nhân dệt may - 03/08/2015 00:17
- Dân Đài Loan biểu tình xé sách giáo khoa "thân Trung Quốc" - 02/08/2015 23:57