HRW : Ngân hàng Thế giới thiếu bảo vệ những ai phê phán mình
- Thứ Ba, 23 tháng Sáu năm 2015 14:45
- Tác Giả: Trọng Nghĩa
World bank- Logo của Ngân hàng Thế giới
Ngân hàng Thế giới vẫn quá thụ động khi chính quyền hay doanh nghiệp tại các nước khách hàng tấn công vào những người dám lên tiếng chỉ trích các dự án phát triển do định chế này tài trợ.
Tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Rights Watch ngày 22/06/2015, đã lên tiếng tố cáo như trên, đặc biệt nhắm vào Tổng công ty Tài chính Quốc tế IFC, chuyên trách lãnh vực đầu tư tư nhân ở các nước nghèo.
Trong bản báo cáo mang tựa rất dài : « Coi chừng chuốc vạ vào thân : Hành vi trả đũa nhắm vào những người phê phán dự án của Ngân hàng Thế giới », Human Rights Watch tố cáo Ngân hàng Thế giới là đã làm rất ít để ngăn chặn việc các chính phủ hù dọa hay trả đũa những ai dám chỉ trích các dự án do Ngân hàng Thế giới tài trợ.
Đối tượng bị HRW đặc biệt đả kích là IFC, bộ phận chuyên trách khu vực tư nhân của Ngân hàng Thế giới.
Báo cáo nêu rõ : « Tại Cam Bốt, Ấn Độ, Uganda, Uzbekistan và các nơi khác, những người công khai chỉ trích các dự án của Ngân hàng Thế giới và IFC đã phải đối mặt với các hành vi đe dọa, sách nhiễu, và những cáo buộc hình sự mang tính chất vu cáo ».
Thủ phạm của các hành vi phi pháp kể trên, theo Human Rights Watch không chỉ là các chính quyền sở tại, mà còn bao gồm cả nhân viên các công ty và các nhà thầu thực hiện các dự án bị chỉ trích.
Tại Cam Bốt chẳng hạn, Human Rights Watch nêu bật sự kiện chính quyền Phnom Penh dùng võ lực đe dọa thành viên cộng đồng thuộc 17 ngôi làng đã đệ đơn khiếu nại một Công ty trồng cao su Việt Nam được Ngân hàng Thế giới hỗ trợ, tố cáo các hành động bị cho là vi phạm quyền về môi trường của họ và các mối đe dọa đến tập quán văn hóa của họ.
Trong một trường hợp khác, các phụ nữ phản đối một đập thủy điện do Ngân hàng Thế giới tài trợ ở miền bắc Ấn Độ đã bị các nhà thầu xây dựng đe dọa.
Các phụ nữ này bị bêu riếu là « gái mại dâm », và phải chịu đựng những lời xúc phạm đối với đẳng cấp của họ.
Đối với HRW, Ngân hàng Thế giới có thể « gây áp lực » trên các chính phủ để họ chấp nhận các quan điểm bất đồng và chấp nhận những lời phê phán các dự án phát triển.
Tuy nhiên, theo tổ chức bảo vệ nhân quyền, vấn đề là « Ngân hàng Thế giới đã nhiều lần tránh né các cuộc đối thoại khó khăn với các chính phủ đối tác ».
Tin mới
- Thủ tướng Ý : không trốn chạy trách nhiệm cứu vớt thuyền nhân - 24/06/2015 18:52
- Hy Lạp lạc quan ký được thỏa thuận với các chủ nợ - 24/06/2015 18:36
- Mỹ và đồng minh Châu Âu nghi kỵ lẫn nhau ? - 24/06/2015 18:19
- Dù có tranh chấp, Mỹ - Trung cố tránh đối đầu - 24/06/2015 18:08
- Chính quyền Hồng Kông muốn xóa sạch dấu tích phong trào đòi dân chủ - 24/06/2015 18:00
- Người Duy Ngô Nhĩ "tấn công" cảnh sát Trung Quốc - 24/06/2015 16:54
- Biển Đông : Chiến hạm Ấn Độ ghé Cam Bốt và Thái Lan - 24/06/2015 16:48
- Biển Đông : Nhật và Philippines tiếp tục thách thức Trung Quốc - 24/06/2015 15:39
- Mỹ đóng góp phương tiện cho lực lượng phản ứng nhanh NATO - 24/06/2015 02:31
- Một câu nói của Putin đủ khiến TQ "lo sốt vó" ở Biển Đông - 23/06/2015 18:00
Các tin khác
- Paris chính thức tuyên bố ứng cử đăng cai Olympic 2024 - 23/06/2015 14:32
- Samsung nhận lỗi đã để dịch Mers lây lan tại Hàn Quốc - 23/06/2015 14:22
- Liên Hiệp Quốc thiếu tiền cứu trợ hạn hán cho Bắc Triều Tiên - 23/06/2015 14:14
- Máy bay Nhật Bản lượn trên đảo tranh chấp với Trung Quốc - 23/06/2015 14:07
- Báo Nga : Việt Nam chuẩn bị lực lượng đặc nhiệm để tác chiến ở Biển Đông - 23/06/2015 14:00
- Bắc Triều Tiên tẩy chay Đại hội Thể thao Sinh viên Thế giới tại Hàn Quốc - 22/06/2015 20:46
- IS gài mìn khắp di tích cổ Palmyra- Syria - 22/06/2015 20:34
- Nga cắt giảm gần nửa tỉ euro ngân sách World Cup 2018 - 22/06/2015 20:25
- Israel thẳng thừng bác bỏ đề nghị hòa bình của Pháp - 22/06/2015 19:08
- Philippines mua 100 tàu tuần duyên để bảo vệ ngư dân - 22/06/2015 16:59