Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Miến Điện nhờ TQ giúp ngừa 'khủng bố'

myanmar - quandoi

 

Quân đội chính phủ đã giao tranh nhiều ngày với phiến quân



Miến Điện yêu cầu Bắc Kinh hợp tác giúp ngăn chặn quân "khủng bố" sử dụng đất Trung Quốc để đánh phá qua biên giới.

Thiết quân luật đã được ban bố ở khu vực đông bắc Miến Điện, còn gọi là Myanmar, sau khi chiến sự ác liệt nổ ra giữa quân chính phủ và phiến quân người dân tộc thiểu số.

Lãnh đạo quân đội đã cáo buộc "các nước ngoài" ủng hộ quân nổi dậy.
Chính phủ Trung Quốc bác bỏ rằng họ hỗ trợ cho phiến quân và kêu gọi giải pháp hòa bình cho xung đột.

Hôm thứ Năm 19/2, Hmuu Zaw, quan chức từ văn phòng Tổng thống Myanmar Thein Sein, đăng thông cáo trên trang Facebook nói về các cuộc tấn công qua biên giới.

Ông nói: "Cần phải có hợp tác… dựa trên nhận thức rằng không được phép để xảy ra các cuộc tấn công khủng bố vào Myanmar từ lãnh thổ Trung Quốc".
Giới chức Trung Quốc chưa đưa ra bình luận gì về thông cáo trên.

Người tỵ nạn

Chiến sự lẻ tẻ vẫn tiếp tục ở khu vực Kokang miền đông bắc vào hôm thứ Năm 19/2, tuy không còn căng như những hôm trước.
Từ ngày 9/2 quân đội chính phủ đã giao tranh với Quân đội Liên minh Dân chủ Quốc gia (MNDAA), một nhóm muốn đòi tự trị cho Kokang.

Ít nhất 50 lính của chính phủ và 26 phiến quân đã thiệt mạng trong xung đột.
Hàng chục nghìn người cũng bị buộc phải rời nơi cư trú đi tỵ nạn.

Báo chí nhà nước Trung Quốc nói trong một tuần qua có tới 30.000 lượt công dân Miến Điện vượt biên sang Trung Quốc.
Kokang là nơi có cộng đồng người Hán đông đảo và MNDAA tuyên bố tìm kiếm chế độ tự trị cho người dân trong vùng này.

Tình trạng xung đột hiện tại nảy sinh sau khi thủ lĩnh của MNDAA trở về từ Trung Quốc, nơi ông sống lưu vong trong 5 năm.
Quan chức Myanmar nói thiết quân luật được ban bố ở Kokang nhằm phục hồi hòa bình, trong khi quân đội được trao quyền điều hành khu vực.

Kể từ giành độc lập năm 1948, Myanmar đã phải đối phó nhiều cuộc nổi dậy của người sắc tộc thiểu số.

   

Switch mode views: