Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

G20 đồng thuận về kinh tế nhưng bất đồng về Ukraina

G20-AUSTRALIA 2

Các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc ngân hàng trung ương G20 chụp ảnh trước nhà hát opera thành phố Sydney .
REUTERS/Jason Reed


Các nước G20 họp lại vào cuối tuần này tại Sydney chú trọng đến tăng trưởng, cố trấn an các quốc gia đang trỗi dậy và tăng cường nỗ lực chống trốn thuế.
Tuy nhiên vấn đề Ukraina mà các nước phương Tây và Matxcơva đối đầu với nhau, không được đề cập đến trong thông cáo chung cuộc.

 Các quốc gia thành viên khối G20 vốn chiếm 85% nền kinh tế thế giới, đã ấn định mục tiêu đưa tăng trưởng lên thêm 2% từ nay đến năm 2018, qua việc « triển khai các chính sách tham vọng nhưng thực tiễn ».

Các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương G20 trong cuộc họp chuẩn bị cho kỳ họp thượng đỉnh vào tháng 11 tới tại Brisbane (Úc) nhấn mạnh, mục tiêu này tương đương với trên 2.000 tỉ đô la đạt được và tạo thêm nhiều việc làm.

Nhằm trấn an các nước mới nổi đang lo ngại về hậu quả chính sách tiền tệ của Mỹ, các Ngân hàng Trung ương G20 tái cam kết sẽ « xem xét thận trọng và thông báo rõ ràng » chính sách tiền tệ của mình, quan tâm đến tác động của các quyết định lên « nền kinh tế thế giới ».
 Được biết việc Quỹ Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ chấm dứt dần chính sách hỗ trợ đã gây ra việc vốn đầu tư từ các nước mới trỗi dậy bắt đầu quay về Mỹ, khiến đồng tiền bản địa các nước này bị mất giá.

Khối G20 còn bước sang một giai đoạn mới trong công cuộc đấu tranh chống trốn thuế, khi thông qua tiêu chuẩn trao đổi tự động các dữ liệu thuế khóa do Tổ chức Hợp tác Phát triển Kinh tế (OCDE) đưa ra, mà 42 quốc gia cam kết sẽ áp dụng.

Theo Tổng thư ký OCDE Angel Gurria, tiêu chuẩn này sẽ « tăng cường sự hợp tác về thuế khóa quốc tế, đặt các chính phủ ở vị trí bình đẳng trong khi tìm cách bảo vệ sự toàn vẹn của hệ thống thuế khóa và giúp đấu tranh chống trốn thuế ».
Việc áp dụng các tiêu chuẩn này dựa trên thiện chí của các nước liên quan sẽ khởi đầu từ cuối năm 2015.

Tuy G20 đạt được đồng thuận trên tất cả các vấn đề trong chương trình nghị sự, nhưng hồ sơ Ukraina được đưa ra thảo luận hôm nay đã không dẫn đến một quan điểm thống nhất, và không được nêu ra trong thông cáo chung cuộc.

 Theo Bộ trưởng Pháp Pierre Moscovici, « nhiều nước đã đồng ý sẽ bày tỏ sự ủng hộ » các thay đổi ở Ukraina.
 Ông không muốn nêu tên các quốc gia không cùng quan điểm, nhưng theo AFP chắc chắn là có Nga trong số đó.


Switch mode views: