Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Hoa Kỳ : Khủng hoảng ngân sách chưa lối thoát, nguy cơ vỡ nợ đã cận kề


USA-FISCAL Obama 2


Tổng thống Mỹ Barack Obama trong một cuộc họp báo tại Nhà Trắng, Washington, ngày 08/10/2013
REUTERS/Kevin Lamarque


Cuộc khủng hoảng ngân sách Hoa Kỳ đã kéo dài hơn một tuần nhưng vẫn chưa có lối thoát. Hậu quả tai hại đối với nền kinh tế hàng đầu thế giới đang hiện rõ hơn khi hạn trả nợ đang tới rất gần, nếu mức trần nợ mới không được nâng nước Mỹ sẽ bị rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán, gây đảo lộn thị trường thế giới.



Chỉ còn 8 ngày nữa đến kỳ hạn đáo nợ của nước Mỹ, trong khi đó phe Cộng Hòa kiểm soát Thượng viện và Dân Chủ nắm đa số ở Hạ viện vẫn đối thoại với nhau như những người điếc, mỗi bên một phách, không bên nào chịu nhượng bộ, cho dù cả hai đều ý thức được nguy cơ đe dọa nền kinh tế của nước Mỹ trong những ngày sắp tới.

Trước ngày 17/10 tới đây, Quốc hội Mỹ sẽ phải có quyết định nâng mức trần nợ công của nước Mỹ (hiện nợ công của Mỹ đang là 16.700 tỷ đô la), nếu không, thì dù là cường quốc kinh tế số một thế giới, Mỹ sẽ không thể vay mượn trên thị trường trái phiếu cũng như không còn khả năng trả một số món nợ.

Nước Mỹ sẽ bị mất độ tin cậy về khả năng tài chính, nếu tiếp tục được vay mượn thì cũng phải trả lãi suất cao, hệ quả tiếp theo là nền kinh tế bị đẩy vào suy thoái. Một kịch bản như vậy chưa từng xảy ra trong lịch sử nước Mỹ.

Chính quyền Obama những ngày qua đã liên tục cảnh báo làn sóng sốc do mất khả năng thanh toán có thể vượt qua khỏi biên giới của nước Mỹ.

Ngày hôm qua, Tổng thống Obama đã có cuộc gặp riêng Chủ tịch Hạ viện, John Boehner, người của đảng Cộng Hòa để tiếp tục cuộc thương lượng không chỉ về ngân sách chính phủ mà còn cả về việc nâng mức trần nợ công.
Dường như cuộc làm việc gấp rút này cũng không đi đến kết quả gì khi ông Obama thông báo với giới báo chí ngay sau đó : « Nếu những người của đảng Cộng Hòa biết điều muốn bàn về tất cả các chuyện đó, tôi sẽ vui vẻ tới Capitol và cố gắng.

Nhưng tôi sẽ không làm việc này nếu như những người cực đoan nhất của bên Cộng Hòa tiếp tục buộc ông John Boehmer phải đưa ra những đe dọa nền kinh tế của chúng ta ».
Một giờ sau phát biểu của Tổng thống Obama, Chủ tịch Hạ viện John Boehner đã đẩy cuộc thương lượng trở lại điểm xuất phát với tuyên bố : « Tôi thất vọng thấy Tổng thống từ chối thương lượng.
Về vấn đề nợ, cần phải thương lượng. Chúng tôi không thể nâng mức trần nợ mà không làm gì để sửa chữa điều đã khiến chúng ta vay nợ thêm và chi tiêu nhiều mình có ».

Năm 2011, chính quyền Obama cũng đã trải qua một cuộc khủng hoảng ngân sách tương tự, sau sáu tháng đảng Cộng Hòa giành quyền kiểm soát Hạ viện.

Nhưng khi đó bế tắc đã được giải khai thông vào phút chót và nước Mỹ đã phải trả giá bằng việc bị cơ quan thẩm định tài chính Standard &Poor’s hạ điểm tín nhiệm nợ công.
Nhưng lần này, hai phe có vẻ quyết đấu với nhau bất chấp đe dọa nước Mỹ rơi vào tình trạng vỡ nợ và cho dù nhiều nhà phân tích cảnh báo hậu quả gây đảo lộn nền kinh tế tài chính không chỉ trong phạm vi nước Mỹ.

Từ khi cuộc khủng hoảng ngân sách Mỹ xảy ra, thị trường tài chính thế giới đã căng thẳng nghe ngóng. Mối quan tâm lúc này của chính quyền Mỹ không chỉ là việc ngân sách bị khóa khiến một phần của Nhà nước Liên bang Mỹ bị tê liệt, mà nghiêm trọng hơn là nguy cơ mất khả năng thanh toán nợ gây những hệ lụy đối với cả nền kinh tế Mỹ.

Còn chưa kịp hồi phục đầy đủ sau cơn suy thoái 2007-2009, từ đầu năm nay nước Mỹ lại phải thắt lưng buộc bụng, cắt giảm chi tiêu khiến tăng trưởng kinh tế trở nên ì ạch hơn.

Các định chế tài chính quốc tế như Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế hôm quan đều đưa ra dự phóng tăng trưởng kinh tế Mỹ trong năm nay và năm sau sẽ chậm lại.

Hiện tại Nhà trắng vẫn nhắc lại rằng chỉ có Quốc hội có thể khai thông bế tắc do chính mình gây ra. Tuy nhiên ngày càng có nhiều chuyên gia nhận định, Hiến pháp Mỹ vẫn dành đủ phạm vi hành động cho Tổng thống để có thể xoay chuyển tình thế.

Trong các cuộc tranh luận đang diễn ra tại Mỹ, các nhà phân tích viện dẫn ra điều 14 tu chính Hiến pháp Mỹ, theo đó nếu không đạt được thỏa hiệp nào để nâng trần nợ công, Tổng thống Barack Obama có thể quy kết phe Cộng Hòa hành động trái Hiến pháp. 

Chứng minh được điều này, Tổng thống Mỹ có thể sử dụng quyền đặc biệt để bảo vệ lợi ích quốc gia trong trường hợp khẩn cấp.

Tuy nhiên ở Mỹ người ta vẫn hy vọng vào một thỏa hiệp giữa hai phe nhiều hơn vì lợi ích của cả quốc gia.


Switch mode views: