Việt Nam phải làm gì tại Đối thoại Shangri La lần thứ 12 ?
- Thứ Tư, 22 tháng Năm năm 2013 19:04
- Tác Giả: RFI
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng
IISS
Đối thoại Shangri La lần thứ 12 sẽ được tổ chức từ ngày 31/05 đến 02/06/2013, tại Singapore.
Đây là một trong những diễn đàn an ninh quan trọng nhất trong vùng châu Á-Thái Bình Dương.
Điểm đáng chú ý là lần đầu tiên, thủ tuớng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đọc diễn văn đề dẫn khai mạc.
Vậy Việt Nam cần phải làm gì và mong đợi những gì từ cơ chế đối thoại an ninh khu vực này ?
RFI trích dịch phần nhận định của giáo sư Carlyle A.Thayer, chuyên gia về Đông Nam Á, trong một bài viết « Biển Đông : Sự hồi sinh của bộ Quy tắc ứng xử - COC », được gửi tới các cơ quan truyền thông ngày 23/04 vừa qua.
Hỏi - Giáo sư và giới nghiên cứu quốc tế nghĩ gì và dự báo ra sao về Đối thoại Shangri La sẽ được tổ chức vào cuối tháng Năm tại Singapore ?
Đáp : Đối thoại Shangri La phải đề cập đến những vấn đề chính về an ninh khu vực nếu diễn đàn này muốn tiếp tục là cơ chế đối thoại hàng đầu trong khu vực về các vấn đề an ninh.
Đối thoại Shangri La sẽ phải đề cập đến sáu chủ đề chính và quan trọng trong các phiên họp toàn thể : Cách tiếp cận của Hoa Kỳ về an ninh khu vực ; bảo vệ các lợi ích quốc gia và ngăn ngừa xung đột ; hiện đại hóa quân sự và minh bạch hóa chiến lược ; vai trò của Trung Quốc về an ninh chung ; các định chế quốc tế và khu vực và an ninh châu Á ; và thúc đẩy hợp tác quốc phòng tại châu Á-Thái Bình Dương.
Vấn đề Biển Đông chắc chắn sẽ phải được thảo luận, cho dù không được nêu chính thức trong chương trình nghị sự.
Trong các cuộc thảo luận nhóm nhỏ, sẽ có đánh giá đặc biệt về sáu chủ đề chính : tránh các sự cố trên biển ; việc rút quân khỏi Afghanistan và an ninh khu vực ; vấn đề phòng thủ tên lửa tại châu Á-Thái Bình Dương ; các học thuyết và công nghệ quân sự mới ; chính sách quốc phòng và giải quyết xung đột ; và vấn đề tin học trong hồ sơ an ninh châu Á.
Tất cả những chủ đề này sẽ được đề cập đến một cách đầy đủ.
Thế nhưng Đối thoại Shangri La chỉ là một diễn đàn đối thoại và không tìm kiếm đồng thuận về những kết luận chính thức.
Hỏi : Lần đầu tiên, thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng sẽ đọc bài diễn văn đề dẫn tại Đối thoại Shangri La lần thứ 12 sắp tới, trong tư cách là diễn giả chính. Giáo sư chờ đợi gì ở bài diễn văn này ?
Đáp : Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có trách nhiệm nặng nề trong việc trình bày một cách đầy đủ các chính sách đối ngoại, an ninh và quốc phòng của Việt Nam.
Trước đây, chưa có một nguyên thủ Nhà nước Việt Nam nào đề cập đến cả ba lĩnh vực có tác động qua lại lẫn nhau này, tại một diễn đàn mở.
Thủ tướng Dũng cần phải đề cập đến bốn chủ đề :
1-Các thành công và thách thức của các chính sách đối nội của Việt Nam và các chính sách này sẽ ảnh hưởng ra sao đến vai trò trong tương lai của Việt Nam trong các vấn đề khu vực :
2- Việt Nam sẽ đóng góp như thế nào cho hòa bình khu vực và trên thế giới ?
3- Việt Nam sẽ đóng góp như thế nào cho an ninh khu vực và hợp tác quốc phòng ?
4- và Việt Nam sẽ đóng góp ra sao cho sự phát triển của khu vực?
Người ta chờ đợi là thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ giới thiệu một nước Việt Nam như là một quốc gia đáng tin tưởng, sẵn sàng đóng vai trò thúc đẩy Đông Nam Á trở thành một khu vực hòa bình, hợp tác và phát triển.
Thủ tướng cần phải cụ thể trong việc đánh giá các cơ hội và thách thức đối với ASEAN trong việc xây dựng một Cộng đồng Chính trị-An ninh.
Hỏi : ASEAN và Việt Nam mong đợi gì ở Đối thoại Shangri La lần thứ 12 ?
Đáp : Nếu thủ tướng Việt Nam có một bài diễn văn đề dẫn tuyệt vời trong buổi khai mạc – ăn tối, thì ông sẽ đóng vai trò chủ chốt trong việc định hướng các cuộc thảo luận tiếp sau đó.
Uy tín của Việt Nam sẽ tăng bởi vì Việt Nam sẽ được nhìn nhận là quốc gia đóng góp cho an ninh khu vực.
Việt Nam có thể mong đợi là tất cả những vấn đề an ninh gây quan ngại sẽ được đề cập một cách đầy đủ tại diễn đàn này.
Việt Nam có thể mong đợi tìm hiểu được nhiều về các xu hướng an ninh chính và các triển vọng của những quốc gia khác trong những hồ sơ chủ chốt. Việt Nam cũng có thể đánh giá được tiến trình quan hệ Trung-Mỹ thông qua các tuyên bố của các quan chức cao cấp của hai nước này.
Tin mới
- Để chống Trung Quốc, Việt Nam phải nhấn mạnh đến vị trí 'yết hầu' của Hoàng Sa - 23/05/2013 20:02
- Việt Nam : Toà phúc thẩm giảm án 4 thanh niên Công giáo - 23/05/2013 19:53
- Giáo hoàng kêu gọi tín hữu Công giáo Trung Quốc giữ lòng trung - 23/05/2013 02:58
- Việt Nam đối mặt với áp lực phải cải thiện nhân quyền, tự do tôn giáo - 22/05/2013 23:18
- Tấn công ‘khủng bố’ chết người ở London - 22/05/2013 22:31
- Người Việt 'sốc' vì bạo loạn ở Thụy Điển - 22/05/2013 22:17
- Thượng đỉnh Châu Âu về chống trốn thuế : Thất bại được dự báo - 22/05/2013 21:09
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 22-05-2013 - 22/05/2013 20:03
- Tự sát ở Nhà thờ Đức Bà Paris chống hôn nhân đồng tính - 22/05/2013 19:52
- Bình Nhưỡng đưa tướng diều hâu lên lãnh đạo quân đội - 22/05/2013 19:19
Các tin khác
- Việt Nam xử phúc thẩm 8 thanh niên Công giáo ngày mai tại Vinh - 22/05/2013 16:47
- Nam Triều Tiên: Mối đe dọa từ miền Bắc ở mức 'chưa từng có' - 22/05/2013 00:08
- Hoa Kỳ : Lốc xoáy tại Oklahoma làm hàng chục người chết - 21/05/2013 23:01
- Nhà khoa học Mỹ liên quan đến tập đoàn Hoa Vi tại Singapore bị sát hại - 21/05/2013 22:43
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 21-05-2013 - 21/05/2013 22:33
- Hoa Kỳ chỉ trích chính sách hai mặt về tôn giáo của Việt Nam - 21/05/2013 22:19
- Bài Bào chữa của LS Hà Huy Sơn cho Nguyễn Phương Uyên - 21/05/2013 16:53
- Nguyễn Tấn Dũng sẽ là Tổng thống Việt Nam? - 21/05/2013 16:30
- Nhiều người thiệt mạng vì lốc xoáy ở Mỹ - 21/05/2013 04:27
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 20-05-2013 - 20/05/2013 20:15