Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Danh sách 300 đại học hàng đầu châu Á không có trường Việt Nam

sinh vien  VN

 

Sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội nghe phát biểu của Chủ tịch Microsoft Bill Gates, 22/4/2006

Tạp chí uy tín về giáo dục trên thế giới Times Higher Education mới đây công bố bảng xếp hạng 300 trường đại học ở châu Á năm 2017.
Không một trường đại học nào của Việt Nam lọt vào danh sách này.

Đảo quốc Singapore bé tí hon có tới 2 trường trong nhóm 10 đại học đứng đầu châu Á là Đại học NUS tiếp tục giữ vị trí số 1 và Đại học Công nghệ Nanyang đứng thứ tư.

Trong khi vị trí thứ nhì thuộc về Đại học Bắc Kinh của Trung Quốc. Đất nước có dân số khổng lồ này còn có 3 trường khác nằm trong danh sách top 10.

Nhật Bản, cường quốc kinh tế thứ 3 thế giới, có trường Đại học Tokyo ở vị trí thứ 7, còn các trường Hàn Quốc nắm 3 vị trí cuối trong danh sách 10 trường đỉnh cao.

Tính chung trong danh sách 300 trường hàng đầu châu Á, tuy không giữ vị trí cao nhất nhưng Nhật có nhiều trường nhất với 69 trường, kế đến là Trung Quốc với 54 trường, Ần Độ 33 trường, và Hàn Quốc 26 trường.

Trong số các nước láng giềng ASEAN có nền kinh tế không chênh lệch quá lớn so với Việt Nam, Thái Lan có nhiều trường lọt vào danh sách này nhất với 10 trường. Malaysia có 9 trường, Indonesia có 2 và Philippines có 1.

Nếu như các trung tâm giáo dục, nghiên cứu của mình mà vẫn chưa đặt nghị sự lớn vào việc tạo ra tri thức và công bố cọ sát toàn cầu thì khả năng để lọt vào những bảng những trường trên cùng này là rất khó khăn.
Thế mà bây giờ vẫn còn tranh cãi nhiều lắm. Một số nơi vẫn tìm kiếm những đặc thù để né tránh
    Tiến sĩ Vương Quân Hoàng, Viện Quản trị Kinh doanh FPT

Bảng xếp hạng của Times Higher Education căn cứ vào việc tính điểm trong 4 lĩnh vực. Thứ nhất là giảng dạy, chiếm 25% số điểm, trong đó riêng danh tiếng học thuật chiếm 10%.

Lĩnh vực nghiên cứu chiếm 30% số điểm. Tầm ảnh hưởng nghiên cứu cũng chiếm 30%, cách tính điểm là dựa trên số lần công trình nghiên cứu của trường được các học giả toàn cầu trích dẫn.

Lĩnh vực cuối cùng chiếm 15% số điểm bao gồm triển vọng quốc tế và chuyển giao kiến thức. Triển vọng quốc tế được đánh giá dựa vào tỷ lệ sinh viên trong và ngoài nước, tỷ lệ giảng viên trong và ngoài nước và hợp tác quốc tế.
Chuyển giao kiến thức được xem là thu nhập của trường từ việc bán nghiên cứu cho các doanh nghiệp.

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục, các trường đại học nước ngoài rất quan tâm đến việc được đánh giá, xếp hạng bởi các tổ chức quốc tế uy tín, vì điều này nói lên năng lực và uy tín học thuật, chất lượng đào tạo và khả năng cạnh tranh của họ.
Những yếu tố này có tính quyết định đến việc thu hút sinh viên cũng như các khoản tài trợ cho các hoạt động nghiên cứu.

Trong khi đó, các trường Việt Nam lâu nay xem nhẹ, thậm chí né tránh điều này. Tiến sĩ Vương Quân Hoàng, người được đào tạo ở Bỉ và hiện giảng dạy tại Viện Quản trị Kinh doanh FPT, nói với VOA:

“Nếu như các trung tâm giáo dục, nghiên cứu của mình mà vẫn chưa đặt nghị sự lớn vào việc tạo ra tri thức và công bố cọ sát toàn cầu thì khả năng để lọt vào những bảng những trường trên cùng này là rất khó khăn.
Thế mà bây giờ vẫn còn tranh cãi nhiều lắm. Một số nơi vẫn tìm kiếm những đặc thù để né tránh. Nó cũng nói lên cái nhược điểm hiện giờ của hệ thống công bố khoa học ở trong nước. Nó có liên quan đến chất lượng giáo dục”.

    Rất nhiều trung tâm nghiên cứu của mình là không có danh tiếng và thương hiệu cần thiết để lọt vào những cuộc chơi đòi hỏi cái uy tín rất là gắt gao, thế thì đó là thiệt hại thực tế thấy rõ ngay.
Nếu mà trong nền kinh tế mà Việt Nam cái gì cũng phải mang nguồn lực ở nước ngoài vào thì nói thẳng thắn là mình lệ thuộc nhiều quá
    Tiến sĩ Vương Quân Hoàng

Tiến sĩ Hoàng lưu ý rằng khi các trường đại học không có chất lượng tốt, không có khả năng cạnh tranh ở tầm quốc tế, điều đó cũng có những hậu quả kinh tế. Ông nói:
“Nguyên nội cái chuyện các trường đại học họ tăng được năng lực và giữ được sinh viên giỏi ở trong nước thôi thì nó tăng khả năng tự chủ của các trường đại học và cái danh tiếng trong tương lai.
Cái thứ hai là cũng tiết kiệm được rất nhiều chi phí bởi vì đào tạo ở Việt Nam dẫu sao chăng nữa cũng rẻ hơn rất nhiều so với các nước.
Và cũng rất tự nhiên là nếu anh có danh tiếng và khả năng cọ sát toàn cầu thì khả năng hợp tác của anh với khu vực công thương và chính sách mới mạnh lên.

Rất nhiều trung tâm nghiên cứu của mình là không có danh tiếng và thương hiệu cần thiết để lọt vào những cuộc chơi đòi hỏi cái uy tín rất là gắt gao, thế thì đó là thiệt hại thực tế thấy rõ ngay.
Nếu mà trong nền kinh tế mà Việt Nam cái gì cũng phải mang nguồn lực ở nước ngoài vào thì nói thẳng thắn là mình lệ thuộc nhiều quá”.

Một chuyên gia kinh tế, Tiến sĩ Võ Trí Thành cũng bình luận với VOA rằng giáo dục đào tạo có “độ vênh” so với thực tế khi nhiều người tốt nghiệp đại học không tìm được việc làm.
Ông nói chất lượng đào tạo người lao động là một trong những nguyên nhân khiến năng suất lao động của Việt Nam còn thấp so với các nước trong khu vực.

Một báo cáo mới đây của 2 nhà nghiên cứu thuộc Đại học Kinh tế Quốc dân ở Hà Nội chỉ ra rằng mức tăng năng suất lao động của Việt Nam trong 5 năm trở lại đây đã thấp hơn Lào.

Switch mode views: