Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Phe diều hâu Trung Quốc đòi «đánh Mỹ» ở Biển Đông

biendong tq 04

Lính Trung Quốc tham gia tập trận tại cụm Thất Liên Tự thuộc quần đảo Hoàng Sa, 14/07/2016.
CHINA REUTERS/Stringer

Chủ tịch Trung Quốc dường như đang bị áp lực của phe chủ chiến trong quân đội đòi phải có phản ứng mạnh ở Biển Đông, sau phán quyết bất lợi của Tòa Án Trọng Tài La Haye.
Theo các nguồn tin quân sự tại Hoa lục, nguy cơ xảy ra xung đột với Mỹ rất lớn.

Phán quyết của Tòa Án Trọng Tài La Haye công bố ngày 12/07/2016 vừa qua phủ nhận những đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông đã gây ra phản ứng bất bình trên báo chí và truyền thông Nhà nước tại Hoa lục.

Cho đến nay, giới lãnh đạo chính trị không tỏ dấu hiệu sẽ có hành động đáp trả cứng rắn mà chỉ kêu gọi giải pháp hoà bình và « cam kết bảo vệ chủ quyền ». Nhưng thái độ của quân đội hoàn toàn khác hẳn, tự cho là đủ mạnh để « đương đầu với Mỹ và các đồng minh của Mỹ » trong khu vực.

Một nguồn tin quân sự xin giấu tên vì không được phép tiết lộ với báo chí nước ngoài, đã xác định với Reuters là « Giải phóng quân đã sẵn sàng, và cần đập vỡ mũi chúng nó như Đặng Tiểu Bình đã từng dạy cho Việt Nam một bài học ».

Theo hai nhà phân tích Ben Blanchard và Benjamin Kang Lim của hãng thông tấn Reuters, phe chủ chiến trong quân đội đang gây sức ép với chủ tịch Tập Cận Bình phải hành động.
Trên thực tế, lãnh đạo Trung Quốc không sợ áp lực vì qua chiến dịch chống tham ô, ông đã thanh lọc hàng ngũ tướng lãnh và dường như đã kềm chế được quân đội.

Trong chính sách cải cách nâng cao khả năng chiến đấu của quân đội Trung Quốc, chủ tịch Tập Cận Bình cần thời gian và không gian tương đối yên bình nên không muốn gây chiến.

 Trả lời câu hỏi liệu quân đội Trung Quốc sẽ đáp trả phán quyết La Haye bằng quân sự, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Dương Vũ Côn tuyên bố là « quân đội sẽ đương đầu với mọi đe dọa ».

Tuy nhiên, phe diều hâu, qua nhận định « lửa khói » của giáo sư Lương Phương (Liang Fang) thuộc đại học quốc phòng Bắc Kinh, thì « quân đội phải tăng cường chiến đấu không bỏ rơi chủ quyền biển đảo không nhượng bộ bất cứ nước nào».

 Nhân vật này chỉ không nói rõ là « gia tăng như thế nào ».
Một nguồn tin quân sự khác nêu lên giải pháp Trung Quốc thiết lập « vùng nhận dạng phòng không » trên Biển Đông như đã tuyên bố ở biển Hoa Đông.

Một phương án khác là cho chiến đấu cơ tuần tra trên Biển Đông mang tên lửa đủ sức tấn công Việt Nam và Philippines.
 Theo Nhạc Cương (Yue Gang), một sĩ quan hồi hưu thuộc phe chủ chiến, quân đội Trung Quốc đã đủ tự tin để thách thức lực lượng hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ.

Trên tập san Southeast Asian Studies của Trung Quốc, giáo sư Lý Kim Minh (Li Jin Ming) đề ra « chiến lược lâu dài tại biển Nam Trung Hoa » mà ông gọi là một « khúc quanh chiến lược quân sự ».

Từ muốn đến được

Theo Reuters, lập luận của phe diều hâu Trung Quốc thấy rất dễ, nhưng thực hành không phải dễ.
Một nhà ngoại giao Tây phương tại Bắc Kinh cho biết là Tập Cận Bình ý thức được cái giá phải trả nếu đụng trận với Mỹ. Ban lãnh đạo Bắc Kinh cũng đã « co chân » vì rất ngại phản ứng quốc tế.

Quân đội cũng nhìn nhận sẽ bị công nghệ quân sự của Hoa Kỳ đè bẹp và nếu xung đột xảy ra nạn nhân đầu tiên là người dân Hoa lục chứ không phải Mỹ.

Xu hướng này dường như có thế mạnh hiện nay vì bài học 1979 còn in đậm : tuy nói là dạy cho Việt Nam một bài học nhưng người dân không ai tin vào bộ máy tuyên truyền của đảng Cộng sản Trung Quốc về hiệu năng của quân đội Trung Quốc.

Về chiến thuật lập « vùng nhận dạng phòng không », kế hoạch này nói dễ nhưng làm rất khó vì không quân Trung Quốc không đủ năng lực bao trùm một vùng trời quá xa lãnh thổ.

Cho đến nay, Trung Quốc tuy rất bực tức sự kiện Hải quân Mỹ gia tăng lực lượng tuần tra trong vùng, nhưng chỉ đe dọa bằng mồm, chứng tỏ họ không muốn gây chuyện.
Từ nay đến tháng 9, thời điểm Trung Quốc tổ chức Thượng đỉnh G20 tại Hàn Châu chắc Trung Quốc sẽ « án binh bất động » tại Biển Đông.

Giới ngoại giao quốc tế tại Bắc Kinh kêu gọi đề phòng giai đoạn từ sau hội nghị G20 cho đến tháng 11, lúc bầu cử tổng thống Mỹ. Đây là cơ hội thuận lợi để "nắn gân" Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, nhà ngoại giao Tây phương được trích bên trên giải thích : Trung Quốc sẽ tính lầm nếu cho là Mỹ ngồi yên để cho Trung Quốc muốn làm gì thì làm.

Switch mode views: