Miến Điện : Aung San Suu Kyi từng nổi giận với một phóng viên theo đạo Hồi
- Thứ Bảy, 26 tháng Ba năm 2016 19:30
- Tác Giả: Terri Dinh
Tổng tư lệnh Quân Đội Miến Điện Min Aung Hlaing và bà Aung San Suu Kyi.
REUTERS/Soe Zeya Tun/Files
Giải Nobel Hòa Bình người Miến Điện Aung San Suu Kyi từng nổi giận khi bị một phóng viên theo đạo Hồi phỏng vấn.
Trên đây là thông tin được thuật lại trong một cuốn sách về bà Aung San Suu Kyi, mới phát hành, được AFP dẫn lại hôm nay, 26/03/2016.
Theo ông Peter Popham, tác giả cuốn « The Lady and The General, Aung San Suu Kyi và Burma’s Struggle for Freedom », hồi tháng 10/2013, « người đàn bà Rangoon » đã tỏ ra không hài lòng sau một cuộc đối thoại căng thẳng với một phóng viên Anh gốc Pakistan, làm việc cho BBC.
Trong một bài báo được công bố trên nhật báo Anh ngữ The Independant, tác giả cho rằng thông tin nói trên đến từ một nguồn « đáng tin cậy ».
Theo lời thuật, trong cuộc phỏng vấn Aung San SuuKyi, nữ phóng viên Mishal Husain đã liên tục chất vấn về vấn đề người Rohingya, một sắc tộc thiểu số theo đạo Hồi, bị đàn áp tại Miến Điện.
Aung San Suu Kyi, lãnh đạo đối lập lúc đó, đã phản đối ý tưởng về một cuộc « thanh lọc sắc tộc », và đáp lại rằng « nếu như nhiều người Hồi giáo bị tấn công, thì cũng có nhiều người theo đạo Phật là nạn nhân của bạo lực. Sự sợ hãi là ở cả hai bên ».
Người phát ngôn của BBC không muốn trả lời câu hỏi của AFP về chủ đề này.
Cộng đồng Rohingya, với khoảng 1,3 triệu dân, là một trong các sắc tộc được coi là bị truy bức nặng nề nhất trên thế giới.
Hơn 100.000 người Rohingya đang phải sống trong các trại tị nạn tại miền tây Miến Điện, tiếp theo các cuộc bạo động giữa người theo đạo Hồi với người theo đạo Phật hồi 2012, khiến hơn 200 người chết.
Lãnh đạo đảng Liên Đoàn Quốc Gia vì Dân Chủ Aung San Suu Kyi thường bị chỉ trích vì đã im lặng trong thời gian người Rohingya bị đàn áp.
Người ta cũng trách bà đã không cho bất cứ một ứng cử viên theo đạo Hồi nào ra ứng cử Quốc Hội hồi cuối năm ngoái.
Đây là một sự lựa chọn được nhiều nhà quan sát đánh giá là có mục tiêu không đụng đến thành phần dân tộc chủ nghĩa Phật giáo.
Bà Aung San Suu Kyi vừa được cử làm ngoại trưởng Miến Điện.
Nỗ lực trở thành tổng thống của bà đã không thành công do quy định cấm người có chồng (hoặc vợ) ngoại quốc đảm nhiệm chức vụ này, trong Hiến pháp Miến Điện, bản Hiến Pháp mà tập đoàn quân sự thảo ra trước đây.
Trọng Thành
Miến Điện - Dân chủ - Truyền thông - Nhân quyền - Hồi giáo - Phật giáo - Bạo lực - Châu Á - Xã hội
Tin mới
- Người Công giáo ở Pakistan là ai? - 29/03/2016 02:10
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 28-03-2016 - 28/03/2016 20:44
- Khủng bố tại Pakistan : Ít nhất 72 người chết - 28/03/2016 17:44
- Biển Đông: Malaysia và Indonesia phản kích Bắc Kinh, Việt Nam làm gì? - 28/03/2016 17:36
- Giáo Hoàng ‘gửi thông điệp hy vọng’ - 28/03/2016 02:42
- Người Công giáo mừng lễ Phục sinh - 28/03/2016 01:29
- Ý tăng cường an ninh nhân lễ Phục Sinh - 28/03/2016 01:07
- Quân đội Syria chiếm lại toàn thành phố Palmyra từ tay Daech - 28/03/2016 01:00
- Tin về linh mục Nguyễn Văn Lý trong trại giam - 27/03/2016 01:45
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 26-03-2016 - 26/03/2016 19:40
Các tin khác
- Việt Nam có nữ tỉ phú đầu tiên, chủ hãng hàng không VietJet - 25/03/2016 22:21
- Euro 2016 : Mục tiêu lý tưởng của khủng bố - 25/03/2016 20:33
- « Mẹ Satan », chất nổ ưa thích của IS - 25/03/2016 19:40
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 25-03-2016 - 25/03/2016 19:20
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 24-03-2016 - 25/03/2016 18:27
- Pháp : Tại Libya, khoảng 800 ngàn di dân đang tìm cách vào châu Âu - 25/03/2016 05:29
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 23-03-2016 - 23/03/2016 23:39
- Việt Nam: Blogger Anh Ba Sàm bị kết án 5 năm tù - 23/03/2016 16:34
- Cảnh sát Bỉ công bố hình nghi phạm vụ đánh bom Brussels - 23/03/2016 01:01
- Mỹ nhức đầu vì Úc cho hãng Trung Quốc thuê cảng Darwin chiến lược - 22/03/2016 22:49