Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Nepal trong khu vực nguy cơ động đất cao nhất thế giới

 
QUAKE-NEPAL
 
 
Một người dân ngồi giữa đống đổ nát của nhà mình tại Katmandou, Népal sau trận động đất hôm 25/04/2015.
REUTERS/Adnan Abidi
 
 
Nepal nằm trong vùng địa chất nguy hiểm nơi động đất lớn vẫn xảy ra gần như theo chu kỳ.
 
 Từ ít nhất 8 thế kỷ qua, trung bình cứ 75 năm, một tai họa tương tự như trận động đất vừa xảy ra lại đổ vào đất nước này.
 
Một trong những nguyên nhân là Nepal nằm trong vùng giao lưu của hai mảng kiến tạo lục địa : Á- Âu và  Ấn Độ.
 
Trận động đất nổ ra hôm 25/4 vừa rồi với cường độ 7,8 theo thang Richter, được cho là có sức tàn phá lớn nhất kể từ gần một thế kỷ qua ở đất nước nhỏ bé nằm dưới chân dãy núi Hymalaya. 
Các nhà địa chấn học dự báo trong những tháng tới dư chấn lớn vẫn sẽ tiếp tục xảy ra trong khu vực này.
 
Nguyên nhân của trận động đất hôm 25/4
 
Cơn rung chấn có cường độ 7,8 độ Richter xảy ra là do một nứt gẫy lớn trong lòng đất. 
Quá trình đứt gẫy diễn ra quá nhanh, chỉ trong vòng hơn một phút, đã tạo ra sóng xung động cực kỳ lớn. 
 
Vết nứt gãy này có chiều dài khoảng 150 km, rộng 50 km và nằm sâu ở dưới lòng đất tới 15 – 20 km. 
Tác động của quá trình nứt gãy kiến tạo dồn nén năng lượng khổng lồ phá bung lớp vỏ trái đất.
 Vùng rạn vỡ bắt đầu từ phía tây bắc thành phố Katmandou, sau đó lan truyền sang phía đông trên chiều dài gần 100 km.
 
Viện địa chất Mỹ (USGS) xác định, đứt gãy xảy ra lần này tại điểm hội tụ của hai mảng kiến tạo mà các nhà địa chấn học đều biết đó là mảng lục địa Ấn Độ ở phía nam và mảng Á – Âu ở phía bắc.
 
« Mảng kiến tạo lục địa Ấn Độ trôi với tốc độ 2cm/một năm qua vùng bình nguyên Tây Tạng », ông Jérôme Vergne, nhà địa chấn học của Đài quan sát trái đất Strasbourg giải thích." 
Sự di chuyển đó không diễn ra liên tục đều đều mà bất ngờ. Ở trận động đất Nepal sức giật bất ngờ là rất lớn, gây ra đứt vỡ bất ngờ trên mặt nứt giữa hai mảng kiến tạo".
 
Điều gì còn xảy ra trong những ngày, tháng tới ?
 
Sẽ còn nhiều dư chấn xảy ra trong những tháng, thậm chí nhiều năm tới đây. 
Thời gian tới, vẫn có thể còn xảy ra động đất trong các khu vực nhỏ của nước này. 
 
Nhà địa chấn học Pascal Bernard thuộc Viện Vật lý địa cầu Paris giải thích : « Phần bề mặt ở phía nam Katmandou trước mắt không bị đứt vỡ. Điều này có nghĩa là vùng này chưa bị địa chấn phá ra hoàn toàn. Những năm tới sẽ là thời kỳ nhạy cảm với khu vực này ».
 
Các dư chấn vẫn sẽ còn tiếp tục diễn ra, nhưng thường là với cường độ yếu dần.
 Tuy nhiên nhiều chuyên gia cho biết trong quá khứ đã có trường hợp dư chấn có cường độ lớn như rung động ban đầu. 
Cơn dư chấn ở Nepal hôm Chủ nhật vừa rồi cũng có cường độ mạnh tới 6,7 độ Richter.
 
Sự gặp gỡ các mảng kiến tạo lục địa, cùng bắt nguồn từ trong dãy Hymalaya, đã biến nơi đây là vùng có nguy cơ nổ ra động đất lớn nhất thế giới.
 Chuyên gia Bernard khẳng định, trong khoảng thời gian từ vài chục đến vài trăm năm, người ta biết là sẽ còn xảy ra những trận động đất trong khu vực Hymalaya với cường độ còn lớn hơn trận động đất vừa rồi.
 
Lòng đất trong khu vực này bị dồn nén mãi rồi đến ngày bung ra vỡ vụn từng mảng, hay nó cũng giống như sợi dây chun nếu ta cứ kéo căng mãi rồi nó sẽ phải đứt. 
Trong số những trận động đất lớn nhất được ghi nhận do nguyên nhân hai mảng kiến tạo tiến lại gần nhau có trận địa chấn nổ ra tại phía đông Katmandou hồi năm 1934. 
Trái lại phần miền tây của Nepal, từ hơn 500 năm nay chưa biết đến một trận động đất mạnh nào.
 
Người ta dự báo các trận động đất mạnh hơn 8,5 thâm chí là 9 độ Richter, nhưng trong thang thời gian phải tới 200 năm sau. 
Như vậy là điều tồi tệ nhất có thể sẽ còn xảy ra nhưng có lẽ trong một vài thế kỷ tới.
 
 
Switch mode views: