Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Bangladesh : Hàng trăm công nhân tuyệt thực bị đẩy khỏi xí nghiệp

BANGLADESH-GARMENTS

Công nhân dệt may đình công tại Dacca.
REUTERS/Andrew Biraj


Hôm qua 07/08/2014, tại Bangladesh, cảnh sát đã đẩy bật hàng trăm người lao động đang tuyệt thực tại một nhà máy dệt từ hơn 10 ngày nay.

Những người đấu tranh đòi chủ phải trả ba tháng lương gần nhất.
 Vụ đấu tranh tuyệt thực diễn ra tại chính các nhà máy của tập đoàn Tuba, nơi 111 công nhân thiệt mạng cách nay một năm vì hỏa hoạn.

Cảnh sát bắt đầu với việc cắt nước của tòa nhà 12 tầng, mà các đại diện cho 1.500 công nhân chiếm giữ từ hơn 10 hôm nay, để đòi trả ba tháng lương gần nhất mà họ không nhận được, và tiền thưởng nhân dịp ngày Lễ Aid của người theo đạo Hồi.

Hôm thứ Tư, chủ doanh nghiệp chấp nhận trả hai tháng lương, nhưng các công nhân từ chối, và đòi nhận toàn bộ 3 tháng lương còn thiếu.
Theo đại diện công đoàn, các công nhân đã phải vay tiền để sống qua những tháng không có tiền lương.

Trong số những người bãi công, có 300 công nhân tuyệt thực. Cảnh sát đã dùng vũ lực để trục xuất những người này, với hơi cay. Một số người bị thương khi thoát ra khỏi nơi này.

Theo cảnh sát địa phương, lực lượng an ninh không dùng vũ lực khi giải tán các công nhân, mà chỉ dùng hơi cay, dùi cui đã được sử dụng để trấn áp những người phá phách xe cộ trên đường phố.
Các công nhân bãi công thuộc 5 xí nghiệp của tập đoàn Tuba, có trụ sở tại thủ đô Dacca.

 Ông Delwa Hossain, chủ tập đoàn Tuba, bị bắt giam từ tháng 2/2014, vì có trách nhiệm trong vụ hỏa hoạn của một trong số các cơ sở của ông ta, cách đây hai năm, khiến 111 công nhân thiệt mạng. Người này vừa được trả tự do với tiền bảo lãnh cách nay một tuần.

Ngành công nghiệp dệt may của Bangladesh với 4 triệu nhân công, lớn hàng thứ hai thế giới, cung cấp hàng cho các mác phương Tây nổi tiếng như Wal-Mart hay H & M.
Ngành dệt may tại Bangladesh nổi tiếng với các đối xử tàn tệ với công nhân.

Bà Moshrefa Mishu, một lãnh đạo của nghiệp đoàn Tuba Group Sramik Sangram, tuyên bố bãi công vô hạn định tại tất cả các xí nghiệp để phản đối, trước khi bị bắt.
Sau 8 giờ bị giam giữ, nhà hoạt động công đoàn đã được thả.
Bộ Lao động Bangladesh yêu cầu chủ tập đoàn Tuba trả tiền lương cho công nhân trước chủ nhật, nếu không sẽ bị truy tố.

Năm ngoái, tòa nhà Rana Plaza, cơ sở của một doanh nghiệp dệt may bị sập, khiến 1.138 công nhân thiệt mạng, được coi là thảm họa công nghiệp tồi tệ nhất trong lịch sử Bangladesh.


Switch mode views: