Thỏa thuận hạt nhân Iran: Bước đầu của một tiến trình đầy trở ngại
- Thứ Hai, 25 tháng Mười Một năm 2013 02:46
- Tác Giả: Tú Anh
Các trưởng đoàn đàm phán hồ sơ hạt nhân Iran tại Geneve, 24/11/2013
REUTERS
Thỏa hiệp hạt nhân đạt được vào đêm thứ Bảy 23/11/2013 tại Genève đã kết thúc 10 năm khủng hoảng giữa chính quyền Hồi giáo Iran với cộng đồng quốc tế.
Giới chuyên gia nhìn nhận tính « vững chắc » của văn kiện, nhưng để kiểm soát được chương trình hạt nhân của Iran,con đường trước mặt còn đầy chướng ngại.
Đêm qua, sáu cường quốc thế giới, Mỹ, Anh, Pháp, Nga , Trung Quốc, Đức cùng với « đương sự » Iran thông báo một thỏa thuận đầu tiên sau 10 năm xung khắc.
Theo thỏa thuận này, chính quyền Hồi giáo đồng ý hạn chế chương trình hạt nhân để được quốc tế giảm nhẹ cấm vận kinh tế, mở ra một cơ hội mới nhằm thương lượng các vấn đề cốt lõi trong sáu tháng tới đây.
Ngoại trưởng Iran cho rằng, thảo thuận này công nhận quyền chính đáng của Iran trang bị năng lượng hạt nhân, trong khi đó Ngoại trưởng Mỹ thẩm định ngược lại : Iran đã chập thuận từ bỏ ý định làm giàu uranium trên tỷ lệ 5%.
Nói cách khác, chế độ Hồi giáo sẽ ít có cơ may chế tạo bom nguyên tử đòi hỏi tỷ lệ 90% uranium tinh lọc.
Còn đối với Israel, kẻ thù mà nhiều giới lãnh đạo Iran đòi xóa tên trên trên bản đồthế giới thì thỏa thuận này là « lỗi lầm lịch sử » của Tây phương, theo như nhận định của Thủ tướng Benjamin Netanyahu.
Quan điểm của các nhà quan sát độc lập như thế nào ?
Theo chuyên gia Suzanne Maloney, thuộc Viện ngiên cứu Brookings ở Washington, thỏa thuận tạm thời này khá « vững chắc » vì đặt ra một loạt điều kiện quan trọng và trói buộc Iran.
Chính quyền Hồi giáo bắt buộc phải đi theo một tiến trình ngoại giao và chỉ nhận được phần thưởng bỏ bớt cấm vận quan trọng, khi nào chấp thuận một hiệp ước đầy đủ hơn.
Còn theo nhận định của chuyên gia Joel Rubin thuộc viện Ploughshres, được AFP trích dẫn, Iran đã phải trình bày và thảo luận với Tây phương toàn bộ chương trình hạt nhân của mình, không thể giấu diếm.
Kết quả « độc đáo » nhất sau 5 ngày họp không ngừng nghỉ tại Genève là Iran phải chấp thuận cho thanh tra hàng ngày các nhà máy hạt nhân ở Natanz và Fordo, cũng như công trình xây dựng lò phản ứng tại Arak.
Theo Joel Rubin, với thỏa thuận Genève, Tây phương đã thành công « quay ngược kim đồng hồ » trong khi chờ đợi một hiệp ước toàn diện, không cho Iran có cơ hội chế tạo bom nguyên tử.
Cũng như Tổng thống Barack Obama và Israel không hoàn toàn tin cậy một cách « ngây thơ » vào lời hứa của Iran, nhiều chuyên gia quốc tế dự báo là chính giai đoạn tới sẽ rất khó khăn.
Khó khăn nhất là ai biết Iran thật sự không có ý đồ làm bom nguyên tử như Tây phương lo ngại hay sẽ bằng mọi cách luồn lách thực hiện mục tiêu chiến lược này ?
Chuyên gia Kenneth Pollack của Viện nghiên cứu Brookings nhận định là phần liên quan đến uranium sẽ là bài toán trắc nghiệm.
Iran khẳng định là tiến trình tinh lọc chất phóng xạ của Iran không bị thỏa thuận trói buộc. Thế nhưng, Nhà Trắng đã tức khắc phủ nhận tuyên bố của Ngoại trưởng Iran.
Kenneth Pollack cảnh báo, nếu Iran tiếp tục lý giải theo kiểu này thì hai bên không bao giờ đi đến thỏa thuận chung cuộc.
Đã thế, phản ứng bất bình của Israel và quyết tâm của Quốc hội Mỹ muốn tiếp tục và gia tăng cấm vận Iran cũng có thể cản trở mọi thỏa hiệp trong tương lai.
Cuộc điện đàm lịch sử giữa Tổng thống Obama và đồng nhiệm Iran Rohani hồi tháng 9 năm nay đã mở lối cho thỏa hiệp lịch sử tránh được xung đột vũ trang.
Chuyên gia Joel Rubin thuộc viện Ploughshres kết luận, nhưng liệu quyết tâm dung hòa có đủ mạnh để vượt lên trên những khác biệt quan niệm về an ninh quốc phòng, tín điều tôn giáo và định kiến chính trị lâu đời đã trở thành quán tính hay không.
Tin mới
- Thái Lan: Rối loạn bầu cử phản ánh thái độ tiêu cực với nền dân chủ đầu phiếu - 04/02/2014 01:42
- Đền thờ Lê Duẩn - 27/01/2014 18:54
- Giở giọng đầu năm - 16/01/2014 19:50
- Tổng thống Pháp lo việc nước trước chuyện nhà - 15/01/2014 01:34
- Quan hệ Mỹ-Trung gặp thêm sóng gió do vấn đề Biển Đông - 13/01/2014 21:55
- Căn nguyên khủng hoảng chính trị Thái Lan - 06/01/2014 02:01
- Mỹ Quốc: Chỉ Hai Năm Nữa Thôi Sao? - 29/12/2013 02:07
- Nhật Bản: Hòa dịu với Nga để đối phó với Trung Quốc - 23/12/2013 20:29
- Tốt hay Tệ hơn? - 18/12/2013 16:58
- Hiện Tượng Obama - 17/12/2013 18:06
Các tin khác
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 22-11-2013 - 22/11/2013 23:18
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 21-11-2013 - 21/11/2013 23:43
- Câu chuyện một trận bão - 17/11/2013 20:41
- Obamacare: Thành Hay Bại? - 16/11/2013 04:05
- Điềm xấu đang xuất hiện tràn lan trên đất nước - 12/11/2013 21:59
- Vì sao Pháp làm căng với Iran trên hồ sơ hạt nhân? - 10/11/2013 23:55
- Tại sao Việt Nam muốn nói khác Trung Quốc trên biển Đông? - 01/11/2013 15:56
- 50 năm sau, bình luận gia Beverly Deep Keever nhận định cuộc lật đổ cố TT Diệm là “sai lầm nguy hiểm” - 29/10/2013 16:52
- Hiến Pháp mới: lãng nhách, giáo điều, lạc hậu - 25/10/2013 05:33
- Mỹ Yên, vùng đất chưa yên! - 19/10/2013 16:55