Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Mất Tình Người Trong Covid-19

Tim Nguoi

Tháng 1 năm 2020, Trung Quốc oằn mình trong đại dịch Covid-19, số người chết tăng vọt mỗi ngày, thành phố đóng cửa, không khí tang tóc bao trùm khắp nơi.
Mỹ và Châu Âu lập tức gửi hàng trăm ngàn khẩu trang, hàng trăm triệu USD và trang thiết bị cho Trung Quốc.


Cuối tháng 3 năm 2020, Mỹ và Châu Âu là trung tâm đại dịch. Nhà hàng Trung Quốc lập tức trương bảng chúc “Đại dịch Covid-19 đã đến Mỹ và ở lại lâu”.

Trung Quốc hăm dọa cắt cung cấp thuốc cho Mỹ trong cơn nguy khốn (90% thuốc trụ sinh tại Mỹ cần các thành phần sơ chế từ Trung Quốc).
Sau đó Trung Quốc “gửi” viện trợ cho Châu Âu hàng trăm ngàn test thử nghiệm sai lỗi và hơn nửa triệu khẩu trang hư.
Tưởng là sự mất tình người này chỉ đến từ một số ít người Trung Quốc nào ngờ cũng có từ một số rất ít người Việt.

Gần đây, vài bài viết online và trên Facebook hả hê khi thấy nhiều người Mỹ – Âu chết, chê sự “bảo thủ của người Mỹ – Âu” trong đại dịch, không chịu nghe theo lời khuyên đeo khẩu trang, không bắt chước theo kiểu “chống dịch toàn dân” cho nên giờ chết nhiều là phải” và nước Mỹ “lo gom xác thôi”.
Nguy hiểm hơn, đây là comment từ những người tự nhận mình là bác sĩ tốt nghiệp từ Việt Nam và học thêm ở nước ngoài.

Câu chuyện khẩu trang vốn là chủ đề nhạy cảm vì liên quan đến văn hóa chính trị vùng miền và cách tuân thủ ở người dân.
Nhưng có một điểm rõ ràng là một mạng người, dù là ở đâu, ở nước nào, cũng đều vô giá.
Nước Mỹ không phải là hoàn hảo, hệ thống Y tế Mỹ chưa phải là tốt nhất, nhưng tình người nước Mỹ luôn luôn có.

Thống kê từ Marketwatch cho thấy nước Mỹ là nước cho tiền từ thiện nhiều nhất trên thế giới.
Người dân Mỹ đóng góp 428 ty đô la cho từ thiện trong năm 2018.
Năm nay, Mỹ hỗ trợ Việt Nam 3 triệu USD để chống dịch Covid-19, chưa kể khoản tiền hàng triệu USD từ tổ chức USAID hằng năm cho Việt nam để chữa trị 180,000 người đang mắc lao phổi do hơn 17,000 chết mỗi năm do bệnh này tại Việt Nam.

Covid-19 xảy ra, là phép thử lớn nhất cho sự tử tế, tình thương, và cũng là cơ hội cho những người không tử tế lên tiếng chê trách.

 Trong khi hàng triệu người Mỹ ở nhà giúp đỡ bác sĩ, hàng trăm ngàn người Mỹ đăng ký thiện nguyện giúp đỡ bệnh viện và các cơ sở y tế, hàng ngàn công nhân nhà máy xe hơi làm việc ngày đêm để chế tạo máy thở, hàng trăm công ty chuyển đổi kinh doanh sang sản xuất hậu cần hỗ trợ y tế, thì có những người ngồi bàn phím cười chê.

Đại dịch rồi sẽ qua.

Chúng ta có thể mất việc. Chúng ta có thể mất nhà. Chúng ta có thể mất mạng. Nhưng chúng ta đừng mất tình người, đừng mất đi sự tử tế, nhất là khi chúng ta tự nhận mình là bác sĩ.
Bài học đầu tiên cho sinh viên Y khoa tại Mỹ là sự tử tế và lòng thương người, vì đấy chính là vũ khí hiệu quả nhất của một BS có được khi đối diện với các bệnh nan y hay cơn đại dịch.

Không có hai đức tính quan trọng này, bạn sẽ không được nhận vào trường Y, và dĩ nhiên không bao giờ là bác sĩ.

Dr Wynn Tran , Los Angeles, USA

Switch mode views: