Một trận đại dịch khiến người Mỹ nhớ lại: Con cái họ từng nghiện đọc sách hơn nghiện ma túy
- Thứ Sáu, 29 tháng Năm năm 2020 18:01
- Tác Giả: An Nhiên (Theo Epoch Times)
Chỉ trong ba tháng qua, các bậc phụ huynh trên toàn thế giới phải đối mặt với những điều chỉnh lớn trong nền giáo dục trẻ em mà họ không lường trước được.
Việc đóng cửa các trường học khiến “mô hình giáo dục tại nhà” dần trở nên phổ biến.
Có lẽ mô hình mới này sẽ thúc đẩy nền giáo dục nước Mỹ phát triển trở lại như thời kỳ đầu và cho thấy những mặt hạn chế của nền giáo dục chính quy hiện nay.
Những trường học đầu tiên… (Tranh qua Pinterest)
Hầu hết mọi người ngày nay khi bàn về giáo dục đều cho rằng giáo dục trong thời kỳ đầu ở nước Mỹ là tốt hơn và phát triển hơn so với bây giờ.
Đôi khi, không phải là sách học, nhưng có những cuốn sách được xuất bản rộng rãi trên toàn thế giới có thể giải quyết những vấn đề mà hầu hết những người trẻ tuổi vào thời điểm đó đang phải đối mặt.
Ngay cả khi không có máy tính xách tay hay bể bơi, trong hàng trăm năm thế kỷ trước, người Mỹ vẫn là những con người tri thức ham học hỏi đáng kinh ngạc.
Khi nhắc đến những thành tựu nổi bật của nền giáo dục Hoa Kỳ trong thời kỳ đầu, chúng ta không thể không nhắc đến cuốn sách hấp dẫn bán chạy nhất của tác giả Stephen Mansfield, “Lincoln’s Battle With God” (tạm dịch: Đấu tranh với niềm tin vào Thiên Chúa của Lincoln).
Cuốn sách “Lincoln’s Battle With God” (tạm dịch: Đấu tranh với niềm tin vào Thiên Chúa của Lincoln).
Cuốn sách ghi lại hành trình tâm linh của vị tổng thống thứ 16 nước Mỹ, từ một người tin theo thuyết vô thần cho đến những lời trăn trối lúc cuối đời với vợ mình vào một đêm đau buồn trong nhà hát Ford, một lời hứa sẽ đến “thăm Thánh Địa và sẽ ở đây sám hối để có thể bước đi theo dấu chân của Đấng Cứu Thế”.
Năm 1983, tài liệu “Education in Colonial America” (Giáo dục Thuộc địa Hoa Kỳ) đã tiết lộ về những sự kiện và số liệu đáng kinh ngạc.
“Tuy nhiên, ngày nay mọi người rất hiếm khi đọc các tờ báo Liên bang, ngay cả ở trong các trường Đại học cũng rất ít người thật sự hiểu rõ về tài liệu này”, ngài Peterson phát biểu.
Trước cuộc nội chiến, tỷ lệ người biết chữ là cao nhất trong lịch sử Hoa Kỳ
Ngạc nhiên là “một nghiên cứu được thực hiện vào năm 1800 bởi tập đoàn DuPont de Nemours đã tiết lộ, trong một ngàn người Mỹ, chỉ có bốn người không thể đọc và viết chữ”.
Điều đó có nghĩa là thời kỳ trước tỷ lệ người biết chữ còn cao hơn so với ngày nay.
Vào thế kỷ 19, bà Susan Alder đã xuất bản tác phẩm: “Education in America”, (Giáo dục Hoa Kỳ), cuốn sách nói rằng:
“Các bậc cha mẹ thậm chí không nghĩ rằng một chính quyền dân chủ thì cha mẹ cũng phải có trách nhiệm hay cùng đảm nhận vai trò giáo dục con trẻ”.
Thậm chí vào trước cuộc Nội chiến, chỉ có một tiểu bang (Massachusetts) là có luật trường học bắt buộc, tuy nhiên tỷ lệ biết đọc biết viết thời đó là cao nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.
Vương quốc Anh cũng trải qua những điều tương tự. Năm 1996, Edwin West đã viết trong cuốn “Truyền bá giáo dục trước khi giáo dục ở Anh và Mỹ được đưa vào hệ thống chính quy trong thế kỷ XIX,” rằng “khi các quy định Hiến Pháp được ban hành vào năm 1880, thì đã có hơn 95% trẻ em ở độ tuổi 15 ở Anh biết chữ.
Hơn một thế kỷ sau, 40% thanh niên 21 tuổi ở Vương quốc Anh thừa nhận gặp khó khăn với việc viết chữ và đánh vần.”
Một trường học tại Anh. (Tranh vẽ qua Pinterest)
Luật phản đối giáo dục nô lệ da đen có từ đầu năm 1740, nhưng ngay cả khi bị trói buộc thì mong muốn được học chữ của họ vẫn mạnh mẽ.
Trong giáo đường, những người nô lệ tuy không được học cách viết chữ nhưng được dạy cách đọc các sách Kinh Thánh.
Thậm chí nhiều người cũng không quá bận tâm tới các điều luật, họ tự mày mò học cách viết chữ hay lén học các mặt chữ với sự giúp đỡ của những người khác.
Những nỗ lực của chính phủ thời đó nhằm ngăn cản người da đen ở miền Nam cũ được tiếp nhận giáo dục cũng không khác mấy so với luật ma túy ngày nay không thể ngăn cấm được các con nghiện.
Ước tính tỷ lệ biết chữ trong các nô lệ trước cuộc nội chiến nằm trong khoảng từ 10 đến 20%.
Đến năm 1880, gần 40% người da đen miền Nam biết chữ.
Vào năm 1910, nửa thế kỷ trước khi chính phủ liên bang tham gia vào quỹ tài trợ K12, tỷ lệ biết chữ trong người da đen vượt hơn 70% và tương đương với tỷ lệ biết chữ của người da trắng.
“Trường học công lập có thực sự cải thiện khả năng đọc viết của người Mỹ?”
Daniel Lattier chia sẻ trong một bài viết vào năm 2016 có tiêu đề là “Trường học công lập có thực sự cải thiện khả năng đọc viết của người Mỹ?”
Một trường học công lập tại Mỹ. (Ảnh qua heraldstandard)
Thật ra hệ thống trường học chính quy có lẽ không thể đảm bảo cho những người trẻ ngày nay thật sự đọc và viết tốt.
Daniel đã trích dẫn những phát hiện gây sốc của một nghiên cứu được thực hiện bởi Bộ Giáo dục Hoa Kỳ: 32 triệu người Mỹ trưởng thành không biết chữ, 21% đọc dưới cấp 5 và 19% học sinh tốt nghiệp trung học bị mù chữ, nghĩa là họ không thể đọc tốt để đảm bảo có thể xoay xở được cuộc sống hằng ngày và thực hiện tốt nhiệm vụ được giao trong công việc.
Bà Kerry McDonald đã viết: “Các trường công lập được thiết kế chỉ để thuyết giảng cho người nhập cư”, nên động lực chính cho việc đi học trong các trường công lập là một điều tồi tệ hơn cả nỗi sợ mù chữ.
Năm 2019, bà đã xuất bản một cuốn sách đáng chú ý mang tên: “Unschooled: Raising Curious, Well-Educated Children Outside the Conventional Classroom,” (tạm dịch: “Không được học hành: Nuôi dưỡng niềm đam mê học tập, trẻ em được giáo dục tốt khi rời khỏi các lớp học chính quy”), giải thích các lựa chọn trường học tự định hướng vượt trội hơn hẳn các trường học công lập tiêu chuẩn hóa, kiểm tra áp lực, chi phí đắt đỏ và chính trị hóa ngày nay.
Một cuốn sách gần đây của tác giả Justin Spears và các cộng sự, có tựa đề: “Failure: The History and Results of America’s School System.” (tạm dịch: “Thất bại: Lịch sử và kết quả của Hệ thống trường học Hoa Kỳ”).
Cho thấy các cải cách giáo dục đang ngày một giết chết các thế hệ học sinh, ảnh hưởng đến các bậc phụ huynh và tạo áp lực cho các thầy cô giáo.
Ngày nay, trong các trường công lập tại Hoa Kỳ, đức tin, tự do và truyền thống của Mỹ không còn được dạy.
“Kinh Thánh” cũng đã không còn được đọc trong các trường học của Mỹ, sau sự vận động tả hóa nhân danh tự do.
Và trong khi “Kinh Thánh” vắng bóng, thì “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” vô Thần với đoạn mở đầu đen tối: “Một bóng ma đang ám ảnh Châu Âu – Bóng ma của chủ nghĩa cộng sản” lại trở thành tài liệu giảng dạy phổ biến nhất, được nhắc đến nhiều nhất trong tất cả các trường đại học.
“Kinh Thánh” cũng đã không còn được đọc trong các trường học của Mỹ. (Ảnh qua fsspx)
Thật ra, chúng ta không cần phải quá mù quáng tin rằng chỉ có trường học công lập mới đem lại kiến thức cho thế hệ học sinh.
Một trận đại dịch khiến tất cả chúng ta có thể trầm tĩnh suy nghĩ về nền giáo dục trong các trường học công lập ngày nay.
Hoa Kỳ đã đi chệch khỏi tầm nhìn của những nhà lập quốc và truyền thống giáo dục tạo nên sự tự do.
Kỳ thực, giáo dục chân chính nên lấy đạo đức và thực hành đức tin làm giá trị phổ quát.
Tin mới
- Cái dễ thương của người Sài Gòn - 05/06/2020 04:34
- Cà phê ơi! cà phê ơi! - 04/06/2020 16:10
- Nước Mỹ Rối Loạn Bởi ‘Lá Bài Màu Da’: Ai Mới Là Kẻ Phân Biệt Chủng Tộc? - 03/06/2020 16:15
- Hôn Nhân Buồn Chán - 02/06/2020 15:42
- Cõi Già Trên Đất Lạ - 01/06/2020 22:48
- Nguy cơ từ Deepfake lan rộng ra nhiều lãnh vực - 01/06/2020 18:51
- Viễn Ảnh Tương Lai - 01/06/2020 02:07
- Đừng chỉ huy đàn ông - 31/05/2020 16:45
- Tuổi Già Và Chuyện Lái Xe - 30/05/2020 19:15
- Huawei Là Ác Mộng Của Nhân Loại - 29/05/2020 20:12
Các tin khác
- Nhớ nhé em… năm 2020… - 29/05/2020 16:18
- Bưu điện Sài Gòn - 29/05/2020 15:31
- Đồ chay giả mặn - 28/05/2020 21:14
- Dịch Covid-19 sẽ thay đổi các nhà thờ Mỹ ra sao? - 28/05/2020 03:43
- Internet – 50 năm phát triển thần kỳ - 27/05/2020 20:13
- Vé số cuộc đời - 27/05/2020 16:31
- “Trân Châu Cảng Thế Kỷ 21” : Sắp Tới, Sẽ Là Chuyện Gì? - 26/05/2020 15:08
- Miếng ăn - 25/05/2020 15:45
- Covid-19 : Nước Mỹ tưởng niệm ngày Lễ Chiến Sĩ Trận Vong trong tĩnh lặng - 24/05/2020 16:02
- Chuyện Mùa Thương Khó - 23/05/2020 23:31