• Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase
lỗi
  • Error loading module User 'saigonec_sgenew' has exceeded the 'max_questions' resource (current value: 1) SQL=SELECT m.id, m.title, m.module, m.position, m.content, m.showtitle, m.params, mm.menuid FROM sge_modules AS m LEFT JOIN sge_modules_menu AS mm ON mm.moduleid = m.id LEFT JOIN sge_extensions AS e ON e.element = m.module AND e.client_id = m.client_id WHERE m.published = 1 AND e.enabled = 1 AND (m.publish_up = '0000-00-00 00:00:00' OR m.publish_up <= '2024-10-18 07:17:13') AND (m.publish_down = '0000-00-00 00:00:00' OR m.publish_down >= '2024-10-18 07:17:13') AND m.access IN (1,1) AND m.client_id = 0 AND (mm.menuid = 129 OR mm.menuid <= 0) AND m.language IN ('vi-VN','*') ORDER BY m.position, m.ordering

Thế nào là "học sinh giỏi" ở Việt Nam?

"Ăn thì phải no, học thì phải giỏi, yêu là phải cưới, cưới là phải sinh con, sinh con thì con cũng phải học giỏi, học giỏi là phải trường chuyên, trường chuyên nhưng còn phải lớp xịn, lớp xịn là phải đậu đại học, đại học là phải top đầu, top đầu là phải……không thất nghiệp, và không thất nghiệp…..rất có thể phải “chạy” – điều mà những người Giỏi thực sự không bao giờ làm.

 

Bạn thấy đấy, rất nhiều nghịch lý luẩn quẩn hiện có trong xã hội của chúng ta đều ít nhiều liên quan đến một từ: GIỎI. Tuy nhiên, đã bao giờ bạn nghĩ chúng ta chẳng nên cố bằng mọi giá để học quá giỏi? Dưới đây là 5 lý do mà bạn có thể sẽ cực kỳ “phản đối” !

 

 

giao duc 1

1. Để học giỏi ở Việt Nam cần phải tốn quá nhiều thời gian cho việc học

Học sinh phải học trên lớp, học ở nhà, đi đến nhà thầy cô học thêm, đi học phụ đạo... trong khi một ngày mãi mãi cũng chỉ có 24 giờ đồng hồ. Do đó, thời gian dành cho những thói quen lành mạnh khác như: tập thể thao, thư giãn, rèn luyện thân thể không có nhiều, và càng học lên bậc cao hơn thì thời gian giải trí lành mạnh đó càng bị cắt ngắn, dẫn đến nguy cơ lâu dài: sức khoẻ yếu đi. Mà sức khoẻ yếu thì có học giỏi cũng vô nghĩa!

 

2. Để học giỏi ở Việt Nam, bạn cần phải “học đều”

Đây là một khái niệm đặc sản nhưng không hề thơm ngon của nền giáo dục Việt Nam. Tức là học sinh phải học giỏi tất cả các môn học (Toán phải giỏi, Hóa học, Vạn vật, Sinh vật, Văn chương, Địa lý... đều phải giỏi hết). Vì vậy, khi mất thời gian để học cho giỏi tất cả các môn đó, đồng nghĩa là học sinh không còn có thể nghĩ về những lãnh vực mà họ yêu thích nhất, và có tiềm năng phát triển nhất.

 

Rất nhiều học sinh giỏi thì "cái môn nào cũng giỏi" nhưng thật sự thì họ chẳng giỏi cái gì cả. Rất nhiều học sinh khi được hỏi “Em thích làm gì nhất?”, thì họ trả lời: “Em không biết”. Một hành trang quá cồng kềnh và bị nhồi nhét chỉ làm cho cuộc hành trình của bạn thêm mệt mỏi. Hãy biết chọn lọc học cái nào bạn thấy thích!

 

3. Để hoc giỏi ở Việt Nam, cần khối lượng kiến thức đồ sộ, nhưng học xong không biết dùng nó để làm gì

Toàn dạy những kiến thức cao cấp nhưng xa vời với ứng dụng vào đời sống. Ví dụ: sau này nếu bạn không là kỹ sư, không theo nghiệp kỹ thuật, thì bạn sử dụng toán đạo hàm, hàm số, sử dụng tích phân cấp độ cao để làm gì? Mà muốn sử dụng, thì bây giờ đã có vô số máy điện toán, phần mềm và ứng dụng giúp chúng ta tính rất nhanh những bài toán đó rồi.

 

Như vậy, bạn có định tự kéo cày trong khi nhà bạn đã có trâu và có máy cày hay không? Người ta hay nhắc bạn tiết kiệm điện, tiết kiệm nước, nhưng không ai nhắc bạn tiết kiệm tài nguyên não của chính bạn.

 

4. Để học giỏi ở Việt Nam, bạn bị mất một chút tự do, và buộc phải là bản sao (copy) tư duy của người khác.

Nói đến nhân vật Tấm là phải ngoan hiền, nói đến Cám là phải gian ác; nói đến Mỹ phải là đế quốc hung hãn, nói đến Cuba phải là đồng chí hữu nghị. Nếu bạn suy nghĩ ngược lại thì sẽ không được đâu, cô giáo không thích điều này!

 

Nếu bạn vốn không thích môn Vạn vật, do đó bạn test xong chỉ được số điểm dưới trung bình, thì bạn cần học lại, học kỹ hơn. Điểm dưới trung bình là điểm đáng bị thầy cô, bạn bè chê cười. Bạn cần phải là một bông hoa đẹp, gương mẫu trong vườn hoa toàn Học sinh Giỏi của cả lớp, của trường, trong cánh rừng học sinh giỏi của Tỉnh, Thành phố. Vì bạn đã chấp nhận mất tự do tư duy từ khi còn nhỏ trong học đường, nên bạn dễ dàng chấp nhận với việc mất tự do trong cuộc sống trưởng thành!

 

5. Để học giỏi ở Việt Nam, cuộc sống của bạn rất dễ đánh mất tuổi thơ.

Bố mẹ và thầy cô luôn muốn bạn phải ở vị trí số 1 trong lớp, không được là số 2, nhất định phải là số 1! Và họ cùng nhau chất lên lưng bạn những áp lực nặng nề mà chính bạn cũng không thể biết được đâu là tới giới hạn chịu đựng.

 

Cứ lo học lý thuyết trường lớp cho bố mẹ, thầy cô vui, rồi đến khi bạn không chịu học kỹ năng mềm (soft skills), bạn kém giao tiếp, ứng xử lúng túng, không nói trôi chảy những gì bạn muốn nói, không tự tin nói giữa đám đông, chỉ vì ngoài giờ học ở trường ra bạn chỉ còn có người "bạn thân" là Facebook, computer, tablet và điện thoại, chứ không có thời gian để quan sát cuộc sống tươi đẹp xung quanh. Như vậy, những tờ giấy khen Học Sinh Giỏi đã âm thầm đánh cắp tuổi thơ của bạn.

 

Tóm lại, các bậc cha mẹ ở Việt Nam đang nhầm lẫn tai hại giữa: học Tốt và học Giỏi. Nhiều phụ huynh cứ tin một cách mù quáng là con học giỏi là chắc chắn có vé đi ga "Tương Lai Hạnh Phúc", thế là cứ cố nhồi nhét, ép buộc con phải học cho đến khi con mình nhận ra sự thật bẽ bàng rằng: học giỏi mà không hạnh phúc thì còn bất hạnh hơn học dốt mà biết cái gì là tốt.

 

Vấn đề không thể đổ lỗi hết cho Bộ Giáo dục, mà còn nằm ngay trong chính tâm thức mỗi ông bố bà mẹ: có dám để cho con mình học dốt - tức là học theo đúng năng lực của con hay không, hay cứ sợ dư luận chê cười? Sợ đến chết!

 

Bên cạnh quyền được Khổ, quyền được Dốt cũng là một trong những quyền của học sinh mà đang bị phụ huynh Việt xâm phạm thô bạo.

 

Nếu con bạn vốn là cây Tùng thì xin đừng trồng nó trong cái chậu, treo đủ thứ đồ đèn trang trí lên và gọi nó là cây Thông Noel".

 

Bài viết sưu tầm

 
 
 
 
Switch mode views: