Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Giới trẻ Little Saigon thưởng lãm ‘Ngày Xưa Thân Ái’ về thời VNCH

 

trienlam nxta 3
Giới trẻ Little Saigon bên hình ảnh quê hương chưa được đến. (Hình: Đằng-Giao/Người Việt)

WESTMINSTER, California (NV) – Sáng Thứ Bảy, 23 Tháng Ba, rất đông người, nhất là giới trẻ, đến nhật báo Người Việt để xem những hình ảnh của một thời Việt Nam Cộng Hòa, từ quân đội đến văn hóa, đến sinh hoạt thường nhật, gợi lại cho người lớn tuổi cả một vùng trời dĩ vãng trong lúc khơi dậy thật nhiều thích thú cũng như thắc mắc cho giới trẻ.

Đó là cuộc triển lãm “Ngày Xưa Thân Ái” do Hội My Viet Heritage (tạm gọi là Hội Di SảnViệt Mỹ) tổ chức tại phòng sinh hoạt nhật báo Người Việt, 14771 Moran St., Westminster, CA 92683.

Ông Phạm Long, thành viên ban tổ chức, kể về cơ duyên đưa đẩy ông sưu tầm những hiện vật này: “Hồi còn nhỏ, tôi nghe lóm là cha tôi, khi bị thương trong cuộc chiến. Ông được một vị tướng đến tặng bảo quốc huân chương. Lúc đó cha tôi thiếp đi nên vị tướng đặt lon lên cái gối.”

Sự tò mò thôi thúc ông Long ngay từ đấy. “Bằng mọi giá, tôi phải thấy cái bảo quốc huân chương,” ông kể. “Rồi trong lúc truy tìm nó, tôi tình cờ đọc mấy câu thơ trong tạp chí Văn Nghệ Tiền Phong là, ‘Lò cừ nung nấu sự đời/ Bức tranh vân cẩu vẽ người tang thương.’ Thấy hay quá, tôi muốn biết ai viết hai câu thơ này.”
trienlam nxta 2
Tuổi trẻ tìm hiểu cuộc chiến Việt Nam. (Hình: Đằng-Giao/Người Việt)

Khi tìm được cuốn “Cung Oán Ngâm Khúc” của Nguyễn Gia Thiều, ông Long lại muốn biết thêm nữa. “Rồi 22 năm sau, tôi có sáu vali đầy hiện vật,” ông hãnh diện nói. “Qua cuộc triển lãm này, tôi muốn tạo một nhóm lửa rồi để gió thổi cho lan ra.”

Bác Sĩ Alan Thái Trần, hội trưởng, cho biết tất cả những vật phẩm trưng bày trong cuộc triển lãm rất quý giá và phải sưu tầm từ lâu lắm mới có. Đa số có từ trước 1975 hoặc lâu hơn.

“Mọi thứ đều là ‘original,’ chỉ trừ những bài báo hay hình ảnh nhỏ quá thì chúng tôi mới phóng to lên cho dễ nhìn mà thôi. Nhưng bản chính vẫn còn đó,” ông giải thích. “Có người sưu tầm hàng mấy chục năm, có người phải liên lạc khắp nơi trên thế giới mới có.”

Em Katherine Trần, học sinh trường La Quinta, rất chăm chú ngắm nghía từng hiện vật. “Hôm nay, em học thêm nhiều điều mới, dù em đã học lịch sử Việt Nam ở trường,” em cười nói.

“Em rất thích tìm hiểu đời sống người Việt ở Việt Nam trước khi họ di cư qua Mỹ,” em nói thêm.
Một Sài Gòn trong ký ức. (Hình: Đằng-Giao/Người Việt)

Cô Sarah Phạm, sinh viên UCI, nói: “Em đã đến cuộc triển lãm ‘Viet Story’ rồi, nhưng em vẫn thích cuộc triển lãm ‘Life Before ‘75’ này vì nó rộng rãi hơn về mọi mặt. Tuy nhiên, nếu có một chủ đề rõ rệt, em sẽ thích hơn.”

Em Quân Nguyễn, một thiện nguyện viên cho buổi tiển lãm, chia sẻ: “Nhìn những cổ vật này, em thích lắm vì mỗi vật có nhiều câu chuyện đi kèm. Nếu chịu khó, mình có thể suy ngẫm ra rất nhiều điều lý thú.”

“Đó là một trong những lý do em giúp việc ở đây. Để được coi triển lãm nhiều hơn,” em tâm sự.

Em Charlette Phạm lái xe từ San Diego lên để nhìn những hiện vật trưng bày. “Lái xe lâu, nhưng em không hề thất vọng. Em từng về Việt Nam nên đã thấy hình ảnh Việt Nam bây giờ. Muốn học hỏi thêm về di sản của mình là lý do em có mặt ở đây,” em nói.

Trong suốt buổi triển lãm này ban tổ chức mở nhạc Việt Nam thời trước năm 1975 nên làm cho nhiều người cảm thấy gần gũi với những hiện vật được trưng bày hơn.
Nữ tài tử Kiều Chinh bên hình chính mình. (Hình: Đằng-Giao/Người Việt)

Ông Điệp Lâm, cư dân Huntington Beach, nói: “Rất lý thú. Hôm nay tôi được thấy lại nhiều cái mà trước đây ở Việt Nam, tôi không để ý. Hay quá!”

Thi sĩ Hoài Mỹ nói ngắn gọn: “Cả một trời kỷ niệm.”

Bà Bùi Kim Linh, ở San Bernardino, nhỏ nhẹ nói: “Đây là những mảnh đời chúng tôi ngày đó.

Ông Tucker Smallwood, một người da đen, ngồi chăm chú coi những tấm hình phai màu trong cuốn album. Ngẩng lên, ông khoe: “Năm 1969, tôi là người huấn luyện cho nhóm này cách bảo vệ một ngôi làng ngay tại Việt Nam.”

Nhìn quanh, ông gật gù: “Thấy mấy em nhỏ tìm về nguồn gốc mình như thế này, tôi thích lắm.”

Nói về sự thành lập của hội, Bác Sĩ Alan Thái Trần kể: “Thoạt đầu, chúng tôi là một nhóm thân hữu cùng một sở thích là đam mê sưu tập những tranh ảnh, báo chí, sách vở, tài liệu cũng như quân phục Việt Nam Cộng Hòa.., tóm lại là tất cả những gì có trong đời sống người Việt Nam trước ngày mất nước. Chúng tôi chỉ có ý định là cùng chơi với nhau trong nhóm cho vui thôi.”
Tuổi nào cũng bị cuốn hút. (Hình: Đằng-Giao/Người Việt)

Thế rồi có người đề nghị nên phổ biến ra toàn thể cộng đồng. “Thứ nhất là để có thêm hội viên. Thứ nhì là để mọi người có dịp thưởng lãm lại những gì đã một thời ăn sâu vào đời sống họ,” ông Alan tiếp.

Cùng là thành viên ban tổ chức, Bác Sĩ Quách Nhất Trí chia sẻ: “Thế rồi trong lúc có các em học sinh đến đây tình nguyện giúp chúng tôi chuẩn bị cuộc triển lãm, tôi có bằng chứng để tin rằng đây là cơ hội tốt để là gạch nối giữa thế hệ trẻ và lịch sử thực sự của Việt Nam. Nhìn các em thích thú nhìn ngắm những hình ảnh cũ xưa và có những thắc mắc sâu xa, tôi tin rằng đây là một sinh hoạt văn hóa cần thiết.”

Mong muốn của ban tổ chức là có dịp kết nối với các nhà sưu tập khác để những cuộc triển lãm tới sẽ đầy đủ và phong phú hơn. “Hoặc những ai có hiện vật mà muốn đóng góp, chúng tôi sẵn sàng đón nhận,” ông Alan cười.

Nói chuyện với các em nhỏ đến với “Ngày Xưa Thân Ái,” ông Alan rất vui khi biết đây là dịp để các em tiếp cận với đời sống, với văn hóa, với lịch sử Việt Nam cận đại mà ở nhà, ông bà, cha mẹ các em có vẻ ngần ngại nhắc lại. “Tôi rất thích có dịp giải thích cho các em để chỉnh sửa những thông tin sai lệch hay trái ngược với sự thật do Cộng Sản tung lên Internet,” ông cho biết.

Trước thành công bất ngờ, Bác Sĩ Trí tươi cười nói: “Khoảng Tháng Sáu năm nay, chúng tôi sẽ triển lãm nữa. Lần này sẽ chú trọng đến bố cục chi tiết hơn và quy mô hơn lần này.”

Cuộc triển lãm còn mở cửa ngày Chủ Nhật, 24 Tháng Ba, từ 9 giờ sáng đến 3 giờ chiều.

Mọi chi tiết về hiện vật hay đóng góp hiện vật, liên lạc Bác Sĩ Alan Thái Trần qua email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. hay gọi (714) 9

Switch mode views: