Vụ "cấm" tàu cá ở Biển Đông : Mỹ lên án hành vi khiêu khích và nguy hiểm
- Thứ Sáu, 10 tháng Giêng năm 2014 21:37
- Tác Giả: Trọng Nghĩa
Thành phố Tam Á, thủ phủ tỉnh Hải Nam (Trung Quốc).
@ Wikipedia
Đúng như dự đoán, yêu sách của Trung Quốc buộc tàu đánh cá nước ngoài phải xin phép khi vào đánh bắt ở Biển Đông đã bị Hoa Kỳ nhanh chóng đả kích.
Trong buổi họp báo thường kỳ ngày 09/01/2014, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki, đã không ngần ngại gọi đấy là một hành vi « khiêu khích » và hàm chứa nhiều mối « nguy hiểm ».
Theo bà Jen Psaki, động thái của Trung Quốc có nguy cơ làm gia tăng căng thẳng tại vùng Biển Đông, nơi đã xẩy ra một số vụ đụng độ nhỏ trong những năm gần đây.
Đối với người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ : « Việc đưa ra các hạn chế đối với hoạt động đánh bắt cá của các nước khác tại những khu vực đang tranh chấp trên Biển Đông là một hành động khiêu khích và chứa đựng nguy hiểm tiềm tàng ».
Bộ Ngoại giao Mỹ đã tỏ thái độ cứng rắn như trên trong phản ứng liên quan đến sự kiện từ ngày 01/01/2014, tỉnh Hải Nam bắt đầu áp dụng các quy định thông qua hồi tháng 11 năm ngoái, yêu cầu mọi tàu cá hay khảo sát của nước ngoài phải xin phép chính quyền Trung Quốc trước khi tiến vào hoạt động ở Biển Đông, khu vực nằm dưới quyền quản lý hành chính của Hải Nam.
Điều đáng quan ngại, đối với phía Mỹ, là các quy định kể trên « dường như được áp dụng cho khu vực biển nằm bên trong cái gọi là đường chín đoạn của Trung Quốc ».
Vấn đề, theo bà Psaki, là cho đến nay « Trung Quốc chưa đưa ra được bất kỳ lời giải thích nào hay cơ sở nào theo luật lệ quốc tế, để chứng minh các yêu sách chủ quyền rộng khắp đó ».
Một nguyên do khác khiến Mỹ thêm quan ngại là tính chất đơn phương trong quyết định của Trung Quốc.
Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Mỹ đã nhắc lại rằng lập trường xuyên suốt của Washington là « tất cả các bên liên quan cần tránh các hành động đơn phương có thể làm gia tăng căng thẳng và cản trở triển vọng giải quyết các bất đồng thông qua con đường ngoại giao hay bằng biện pháp hòa bình khác ».
Do đó, theo bà Psaki, việc Trung Quốc thông qua luật lệ đòi hỏi chủ quyền trên một vùng đang tranh chấp hiển nhiên là một mối quan ngại đối với Hoa Kỳ.
Tin mới
- Mỹ từng thử nghiệm vũ khí sinh học tại Okinawa - 13/01/2014 03:31
- Mỹ- Hàn cùng chia sẻ gánh nặng quốc phòng tại bán đảo Triều Tiên - 13/01/2014 03:25
- Đến lượt Nhật Bản lên án Trung Quốc cấm tàu cá nước ngoài vào Biển Đông - 13/01/2014 03:03
- Trung Quốc 'soán ngôi' Mỹ về thương mại - 12/01/2014 00:53
- Lần đầu tiên từ 20 năm qua cố vấn quân sự Mỹ đến Somalia - 12/01/2014 00:43
- Hollande : Tình nhân bí mật, nhiệm kỳ rủi ro - 11/01/2014 23:56
- Bangkok trước viễn cảnh bị tê liệt - 11/01/2014 23:48
- Nhật Bản tranh giành ảnh hưởng với Trung Quốc tại Châu Phi - 11/01/2014 23:40
- Chạm súng giữa quân đội Irak và Al Qaeda gần Bagdad - 10/01/2014 21:57
- Pháp : Bài Do Thái, một diễn viên tấu hài bị cấm diễn - 10/01/2014 21:50
Các tin khác
- Căng thẳng ngoại giao Mỹ-Ấn tiếp diễn dù lãnh sự Ấn đã được hồi hương - 10/01/2014 21:31
- Nhật Bản tiến công trên mặt trận ngoại giao - 10/01/2014 21:17
- Công an Việt Nam điều tra về vụ xô xát ở nhà máy Samsung Thái Nguyên - 10/01/2014 21:08
- Một sĩ quan Đài Loan bị tù chung thân vì làm gián điệp cho Trung Quốc - 10/01/2014 20:53
- Syria : Lực lượng thân Al Qaeda bị đánh bật khỏi Alep - 09/01/2014 22:54
- Trung Quốc áp đặt "vùng cấm tầu cá" ở Biển Đông : Hà Nội phản ứng dè dặt - 09/01/2014 17:49
- Đài Loan tiếp nhận tên lửa đối hạm của Mỹ - 08/01/2014 22:26
- Công nhân xây dựng Mozambique đình công phản đối chủ Trung Quốc - 08/01/2014 22:10
- Tham vọng của Trung Quốc ở Nam và Bắc Cực - 08/01/2014 21:43
- Vụ Dương Chí Dũng : Khởi tố vụ án "làm lộ bí mật Nhà nước" - 08/01/2014 16:57